Khi khoai lang, ấm trà, áo tứ thân trở thành... robot

Sau 2 tuần thực hiện đề tài, sinh viên năm nhất ngành Design Studies (trường Đại học RMIT) đã sử dụng phần mềm thiết kế được học để tạo ra những bản thiết kế robot 3D. Lê Thảo Vi, Võ Minh Anh và Nguyễn Trí Đạt là 3 trong số đó. 

Lê Thảo Vi lấy cảm hứng từ hình ảnh những củ khoai tròn lẳn, xếp lớp với nhau trong chậu khoai của mẹ. Đây là một con robot chăm sóc cây trồng, với khả năng tưới nước và đuổi côn trùng. Tên của robot là Pokony. Theo Thảo Vi, Po là từ "Potato" trong tiếng anh (có nghĩa là khoai), Kony là từ Folyekony trong tiếng Hungary, nghĩa là chất lỏng. 

"Ban đầu,em đi khắp nhà để tìm kiếm đề tài, cuối cùng lại thấy chậu khoai mẹ trồng trong những ngày giãn cách là hợp ý mình nhất. Em cũng rất quan tâm cây cối, môi trường nên nghĩ ngay đến một "em" robot giúp con người trồng cây và bảo vệ cây cối khỏi côn trùng gây hại" - Vi nói. 

Vi vẽ nhiều bản thiết kế robot với đặc điểm chung là thân hình tròn. Sau đó chọn ra bản ưng ý nhất, chỉnh sửa chi tiết để tạo thành bản cuối cùng. Dựa theo bản thiết kế đó, Vi vẽ ra mặt trước/chính diện và mặt nghiêng của từng bộ phận con robot. Cuối cùng, Vi đưa các bản thiết kế đó vào phần mềm để dựng thành thiết kế 3D.

Robot Pokony của Thảo Vi lấy ý tưởng từ chậu khoai của mẹ. Ảnh: NVCC

Theo miêu tả của Thảo Vi, tay trái của Pokony có 4 ngón để cầm nắm đồ vật, giúp gieo hạt, nhặt sâu,... Tay phải có súng trong suốt, có thể đổ đầy nước hoặc phân bón dạng lỏng vào ngăn chứa bên trong robot. Chất lỏng qua ống dẫn, ra tới súng, từ đó robot có thể bắn côn trùng hoặc chăm sóc cây. Robot cũng được thiết kế để bay đến những cây cao.

Cũng lấy ý tưởng từ đồ vật quen thuộc, Nguyễn Trí Đạt đã "biến" chiếc ấm trà trở thành nhân vật chính trong câu chuyện của mình. Chuyện kể về cô ấm trà M155-T bị chủ vứt bỏ vì hư hại nhưng cô đã tự sửa chữa để trả thù. 

Đạt chia sẻ: "Dự tính của tôi chỉ là kết hợp những vật liệu tưởng chừng như tương phản với nhau vào con robot. Tôi thích sự mỏng manh của những ấm trà bằng sứ và sự sắc lạnh của những dụng cụ máy móc bằng kim loại".

Ban đầu, Đạt vẽ những mẫu như bình trà gắn thêm bánh xe, bình trà trong hình dáng của một con vật. Nhưng với Đạt, những hình ảnh đó không toát ra sự thanh tao của gốm sứ. Vì thế Đạt bắt đầu liên tưởng đến hình ảnh của một quý bà kiêu kì trong câu chuyện trên.

"Quý bà" robot M155-T với ý tưởng thiết kế từ bình sứ và máy móc kim loại (Ảnh bình sứ: nguồn Pinterest). Ảnh: NVCC

ây sẽ là cách thích hợp để kết hợp 2 chất liệu với nhau và tạo thêm tính cách cho robot của mình. tới giai đoạn thiết kế, những đường cong, bề mặt cầu nhẵn bóng rất khó để làm một cách hoàn hảo. Nó đòi hỏi tôi phải chỉnh từng điểm một để sản phẩm nhìn thật nhất có thể. Ngoài ra, do phần mềm 3D vẫn còn khá mới đối với tôi nên phải vừa làm vừa tra cứu, tự học trên internet" - Đạt nói.

Còn với Võ Minh Anh, cô lấy ý tưởng từ những nét đẹp truyền thống là áo tứ thân, mấn đội đầu và mặt nạ hát bội. Minh Anh chọn nguyên liệu cho robot là thủy tinh và sử dụng thêm đèn neon màu hồng cánh sen. "Cô" robot quản gia này có tên HongShen, với khung robot mô phỏng áo tứ thân với mặt nạ hát bội ở trước bụng và nón của robot là mấn đội đầu đính hoa.

Robot HongShen mang đậm bản sắc dân tộc với áo tứ thân và mặt nạ hát bội. Ảnh: NVCC

Giống như Thảo Vi và Trí Đạt, đây là lần đầu tiên Minh Anh làm quen với phầm mềm thiết kế. Cô gặp khó khăn về kỹ thuật sử dụng phần mềm và phải hạn chế ý tưởng ban đầu, thay vào đó là ý tưởng đơn giản hơn. Minh Anh cười: "Ban đầu trong bản phác họa, HongShen sẽ bay là là trên không trung bằng tên lửa. Nhưng tôi không biết dựng tên lửa bằng phần mềm, nên phải thay thế bằng bánh xe".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm