Khán giả Sài Gòn được nghe concerto kinh điển của Rachmaninov

Tối 26-5, Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM (HBSO) sẽ biểu diễn tác phẩm Concerto số 2 dành cho piano của Rachmaninov và Bản giao hưởng số 7 của Beethoven tại Nhà hát TP.HCM.

Các tác phẩm cổ điển kinh điển luôn là những thử thách đối với các nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, và đây cũng là hai tác phẩm rất nổi tiếng trong âm nhạc cổ điển. Sergei Rachmaninov hoàn thành tác phẩm Concerto số 2 dành cho piano vào năm 1909, điều đáng nói là sau khi ông trải qua giai đoạn sa sút tinh thần nghiêm trọng. Tác phẩm gồm ba chương, cấu trúc truyền thống của thể loại concerto.

Tác phẩm này cũng đã được sử dụng trong nhiều bộ phim nổi tiếng và giai điệu chủ đề của tác phẩm cũng trở thành nền tảng của các ca khúc nổi tiếng (được trình bày bởi các ca sĩ nổi tiếng như Frank Sinatra). Có lẽ bộ phim nổi tiếng nhất đã sử dụng tác phẩm này là Brief Encounter của đạo diễn David Lean (kịch bản Noel Coward) sản xuất năm 1945.

Bản concerto này đã trở thành phần không thể thiếu của bộ phim đến nỗi sau khi nghe lại phần âm nhạc, người ta có thể hình dung ra được các cảnh trong phim. Bản thân bộ phim trắng đen đã là một thử thách để có thể lột tả được tất cả ý đồ làm phim, và việc sử dụng âm nhạc Rachmaninov đã khiến cho bộ phim trở thành một trong những bộ phim Anh kinh điển.

Bản concerto cũng xuất hiện trong bộ phim Shine của Scott Hicks năm 1996, phim kể về một nghệ sĩ chơi piano trẻ tuổi trong hành trình khó khăn để đạt được sự công nhận. Bản concerto số ba của ông được nhận xét là “thử thách đối với các nghệ sĩ piano” còn bản concerto số hai lại là bản nổi tiếng tiếng nhất của ông.

Nghệ sĩ piano Nguyễn Bích Trà.

Nghệ sĩ piano sẽ trình diễn tác phẩm này là Nguyễn Bích Trà, thường được biết đến nhiều hơn với tên Trà Nguyễn. Hiện tại, cô sinh sống tại London, lần gần đây nhất cô biểu diễn cùng dàn nhạc HBSO là vào ngày 19-10-2018 với tác phẩm concerto duy nhất dành cho piano của Gershwin. Bản giao hưởng số 7 của Beethoven là một trong năm tác phẩm vĩ đại nhất của ông cùng với Giao hưởng số ba, năm, sáu và chín.

Nhà soạn nhạc kịch nổi tiếng Richard Wagner đã nhận xét rằng bản giao hưởng này rất đặc biệt. Anh tuyến bố rằng đây là “sự thánh hóa vũ khúc”. Ông được cho rằng đã nhảy suốt bản giao hưởng khi một người bạn của ông là Franz Liszt chơi bản phối dành cho piano của riêng người này.

Nguyễn Trà

Bản giao hưởng này cũng như những bản giao hưởng khác gồm có 4 chương. Nếu chương hai thường được biết đến là một buổi diễu hành tang lễ (trong giai đoạn sáng tác bản giao hưởng này, Napoleon đang phát động một cuộc chiến tranh dài hơi) thì chương bốn lại như một vũ khúc. Có lẽ Wagner đã khiêu vũ trong suốt chương này.

Chương trình được chỉ huy bởi nhạc trưởng NSƯT Trần Vương Thạch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm