Đỗ Tùng Lâm đánh đấu sự thay đổi về tư duy âm nhạc của mình

Trong đêm Chung kết ngày 1-10, Tùng Lâm thể hiện hai ca khúc Một mình, Cỏ úa. Phần nhạc nền được nam ca sĩ chăm chút kĩ lưỡng ở khâu hòa âm, cộng với cách hát êm dịu, trau chuốt nên đã chinh phục hoàn toàn ba giám khảo.

Tùng Lâm. Ảnh: JET

Danh ca Thái Châu khen Tùng Lâm có giọng hát nội lực, quãng rộng, kỹ thuật xử lý nốt cao tuyệt vời, giúp Tùng Lâm thăng hoa trên sân khấu.

Ngoài phần đơn ca, Tùng Lâm trình diễn bản mashup ca khúc Người tình trăm năm và Nếu em là người tình đầy mới mẻ, được danh ca Phương Dung đánh giá là “như cá gặp nước” đột phá, bùng nổ. 

Liên khúc Một mình - Cỏ úa (Tùng Lâm). Nguồn: BEE

Đỗ Tùng Lâm từng thí sinh nhỏ tuổi nhất trong 12 thí sinh lọt vào vòng chung kết Ngôi sao Tiếng hát truyền hình 2008.

Thời điểm đó, Tùng Lâm là cậu bé 16 tuổi mới bước chân vào Sài Gòn, đạt được giải thưởng cao với giọng hát hồn nhiên, thoải mái và những suy nghĩ bồng bột. 

Trên con đường hướng đến hình ảnh một nghệ sĩ đa năng vừa đóng phim, ca hát, Tùng Lâm nhận định anh thiếu may mắn khi không tìm được người đồng hành trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, anh nhận định Ngôi sao Tiếng hát truyền hình như một tấm áo, đồng hành hơn 10 năm, là bước ngoặc đầu tiên để khán giả biết đến Tùng Lâm trong âm nhạc.

Tùng Lâm đã thể hiện sự trưởng thành của mình qua từng bài hát. Ảnh: JET

Đến khi đoạt Quán quânNgười kể chuyện tình, giải thưởng thứ 6 trong đời và là dấu mốc thứ hai cho sự trưởng thành trong âm nhạc của chàng ca sĩ Bắc Ninh. Khán giả chứng kiến một sự thay đổi rõ nét về tư duy âm nhạc với cách hát tình cảm, nhẹ nhàng nhưng tinh tế, nhiều cảm xúc. 

Anh cho rằng trước đây khán giả thích những ca sĩ có giọng hát khỏe, mạnh, kĩ thuật, to rõ, còn bây giờ, khán giả lại thích những ca sĩ hát có cảm xúc hơn.

Tiết mục Giọt nắng bên thềm (Tùng Lâm). Nguồn: BEE

Trên chặng đường âm nhạc, Tùng Lâm đôi lúc nản lòng nhưng qua các cuộc thi âm nhạc, anh hiểu rằng “duyên nghề” của mình chưa hết. 

Khi tham gia cuộc thi Hãy nghe tôi hát 2019 hay Người kể chuyện tình 2020, Tùng Lâm gặp áp lực phải thể hiện được gu âm nhạc, giọng hát hoàn hảo và nhất là phải đoạt giải thưởng. 

Tùng Lâm dành 10 năm để trải nghiệm với nhiều dòng nhạc như dân gian đương đại, nhạc trẻ, nhạc thính phòng, hiện tại, anh cho rằng mình phù hợp với dòng nhạc tình nhất.  

Anh thú nhận, với tư duy âm nhạc được đào tạo bài bản, anh khó tiếp cận số đông khán giả nhưng anh vẫn sẽ chọn hướng đi phù hợp. Với dòng nhạc kén người nghe, ca sĩ hát được dòng nhạc này mới dám tự tin ra mắt sản phẩm.

Đây sẽ là hướng đi nguy hiểm nhưng xứng đáng để bản thân Tùng Lâm thử sức. Tùng Lâm hy vọng “bàn đạp” giải thưởng Quán quân Người kể chuyện tình sẽ tiếp thêm động lực để anh ra mắt những sản phẩm tiếp theo và nắm bắt nhiều cơ hội trong tương lai.


Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

(PLO)- Ngay sau thông báo về đợt casting, Nhanh như chớp nhí mùa 5 đã nhận được sự chờ đón nồng nhiệt từ quý khán giả, đặc biệt là từ các bậc phụ huynh có con nhỏ trong lứa tuổi tham gia chương trình.