Sạt lở biển Cồn Bửng ‘nuốt’ cả rừng phòng hộ

Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 100 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó sạt lở bờ sông 92 điểm, tổng chiều dài khoảng 118 km, gây hư hại nhiều nhà ở, mất đất sản xuất của hàng trăm hộ dân. Sạt lở bờ biển tám điểm, tổng chiều dài 19 km, lấn sâu vào đất liền trung bình 10-15 m, làm mất trên 120 ha đất và 54 ha rừng phòng hộ ven biển.

Trong số các điểm sạt lở trên có bốn điểm sạt lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến công trình hạ tầng quan trọng, khu dân cư sinh sống tập trung nên cần được xử lý cấp bách. Đặc biệt, biển Cồn Bửng thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú đã xâm thực vào đất liền hằng năm 10-15 m, làm mất đất sản xuất, rừng phòng hộ, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương. Nghiêm trọng hơn, công trình di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại nơi này cũng đang bị sạt lở đe dọa.

Sóng biển gây sạt lở trầm trọng bờ biển Cồn Bửng. Ảnh: ĐÔNG HÀ

Nhằm giúp Bến Tre khắc phục và phòng, chống sạt lở hiệu quả, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện thí điểm công trình phòng, chống sạt lở tại bờ biển Thạnh Phú với sự tham gia tư vấn của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng và Tập đoàn ACE Geosynthetics (Đài Loan). Theo ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, đến nay tỉnh đã được Chính phủ phân bổ nguồn vốn để xử lý tình trạng sạt lở tại vùng biển Thạnh Phú.

Ông Nguyễn Trường Sơn (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai) nhận định hiện nay giải pháp công trình gây bồi, tạo bãi và trồng rừng ngập mặn được thực hiện nhằm chống xói lở ở ĐBSCL đã có hiệu quả và thành công nhất định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm