Grab thâu tóm Uber Việt Nam, mở rộng GrabFood

Theo thỏa thuận này, Grab tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; tích hợp các dịch vụ này vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương thức của Grab.

Đổi lại, Uber sẽ nhận được 27,5% cổ phần trong Grab, con số tương ứng với thị phần hiện nay của Uber tại khu vực. CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi, sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.

Nhờ sự nhanh nhạy, am hiểu nhu cầu khách hàng địa phương, Grab đã nhanh chóng đạt được tăng trưởng đáng bất ngờ.

Ngoài ra, sau khi sáp nhập hoạt động kinh doanh của Uber Eats, Grab sẽ mở rộng dịch vụ GrabFood hiện có tại Indonesia và Thái Lan đến thêm hai quốc gia nữa là Singapore và Malaysia và sẽ có mặt tại tất cả quốc gia Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2018.

Mặc dù ra đời sau Uber nhưng nhờ sự nhanh nhạy, am hiểu nhu cầu khách hàng địa phương, Grab đã nhanh chóng đạt được tăng trưởng đáng bất ngờ. Các cuộc đàm phán giữa Grab và Uber được xúc tiến sau khi SoftBank của Nhật Bản đổ hàng tỉ USD vào Uber trong năm 2017. Hiện SoftBank đều giữ ghế hội đồng quản trị tại cả hai hãng. Uber đang có thế mạnh ở thị trường truyền thống tại Mỹ và châu Âu.

Ông Anthony Tan, CEO tập đoàn và đồng sáng lập Grab, cho biết: “Việc sáp nhập ngày hôm nay đánh dấu khởi đầu của một kỷ nguyên mới, khi chúng tôi trở thành công ty đi đầu về nền tảng công nghệ và hiệu quả chi phí trong khu vực. Cùng với Uber, chúng tôi sẽ bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo: Góp phần cải thiện cuộc sống của người dân thông qua thực phẩm, các giải pháp thanh toán và dịch vụ tài chính”.

Grab tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Đại diện của Grab cũng cho biết sẽ mở rộng các dịch vụ tài chính Grab Financial, bao gồm thanh toán điện tử, tài chính vi mô, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác cho hàng triệu khách hàng chưa có tài khoản hoặc chưa được tiếp cận với ngân hàng, các doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực. Grab khuyến khích mọi người sử dụng ví điện tử GrabPay nhiều hơn và hỗ trợ thúc đẩy nền tảng các dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, nhiều người e ngại việc sáp nhập này gây thiệt thòi cho tài xế và người tiêu dùng bị mất mã giảm giá và các ưu đãi khác. Ngoài ra, tình trạng độc quyền, tự xác định giá cũng có thể xảy ra trong thời gian tới.

Grab khu vực đã nắm 95% thị phần ứng dụng gọi taxi bên thứ ba và 71% thị phần gọi xe cá nhân, cũng như hoàn thành 1 tỉ cuốc xe tại Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cả Grab và Uber đều vướng phải những thủ tục pháp lý liên quan đến thuế. Hiện Uber đang đeo đuổi vụ kiện với Cục Thuế TP.HCM liên quan đến số tiền truy thu hơn 68 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm