Đề xuất đầu tư 4.600 tỉ đồng xây cầu Rạch Miễu 2

Sáng 11-3, tại Bến Tre, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cùng đoàn công tác Bộ GTVT đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Đồng Tháp về dự án xây cầu Rạch Miễu 2 (nối Bến Tre và Tiền Giang) và một số công trình giao thông trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hai phương án xây cầu Rạch Miễu 2

Dự án cầu Rạch Miễu 2 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận chủ trương xây dựng. Qua nghiên cứu các đơn vị tư vấn đã đề xuất hai phương án xây dựng. Phương án 1: Cầu Rạch Miễu 2 song song và cách cầu Rạch Miễu hiện tại 50 m. Phương án 2: Cách cầu Rạch Miễu hiện hữu 3,8 km về phía thượng lưu.

Theo thiết kế, cầu chính có quy mô bốn làn xe, bề rộng mặt cầu 17,5 m, dài khoảng 12,5 km, kết cấu nhịp chính dây văng. Tổng vốn đầu tư trên 4.600 tỉ đồng...

Sau khi đơn vị tư vấn thiết kế trình bày hai phương án trên, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre và ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đã thống nhất vị trí, hướng tuyến cầu Rạch Miễu 2 sẽ được xây dựng cách cầu Rạch Miễu hiện hữu 3,8 km vềphía thượng lưu. Mục đích nhằm phân tán lưu lượng xe, giảm ùn tắc giao thông trên quốc lộ (QL) 60 và tại cầu Rạch Miễu hiện tại, giảm tải cho QL1. Đồng thời phát huy hết hiệu quả các dự án đầu tư trên tuyến QL60 và cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Về nguồn vốn, theo Bộ GTVT, qua nghiên cứu việc đầu tư dự án theo hình thức PPP (hợp tác công tư) tại thời điểm hiện nay là khó khả thi, vì có thể ảnh hưởng và xung đột lợi ích của nhà đầu tư BOT.

Mặt khác, với tổng chiều dài 115 km trên tuyến QL60 hiện nay đã triển khai ba dự án đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư - kinh doanh - chuyển giao). Cụthể: Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre (hoàn thành năm 2009); dự án đầu tư xây dựng cầu Cổ Chiên nối hai tỉnh Bến Tre vàTràVinh (hoàn thành năm 2015); và dựán nâng cấp, mở rộng, xây dựng bốn đoạn tuyến QL60 nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên thuộc giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu Rạch Miễu (dự kiến hoàn thành năm 2019).

Các dựán trên sẽkết thúc thời gian thu phímuộn nhất vào năm 2033. Vì vậy, nếu tiếp tục đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 thìmật độcác trạm thu phítrên tuyến QL60 sẽdày đặc. Hiện tại, trạm thu phícầu Rạch Miễu hiện hữu (tận dụng thu cho giai đoạn 2) cách trạm thu phícầu CổChiên là45 km. Do đóviệc đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 theo hình thức BOT và PPP khó khả thi.

Kẹt xe thường xuyên trên QL60 và cầu Rạch Miễu dịp lễ, Tết. Ảnh: ĐÔNG HÀ

Đề xuất vốn ngân sách nhà nước

Ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, cho rằng việc xây cầu Rạch Miễu 2 trên tuyến QL60 là rất cấp thiết. Bởi thực tế những ngày lễ lưu lượng giao thông hiện nay qua tuyến QL60 và cầu Rạch Miễu tăng 25% so với ngày thường. Dự báo khoảng ba năm tới lưu lượng giao thông qua cầu Rạch Miễu ngày nào cũng như ngày Tết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá việc xây cầu Rạch Miễu 2 hiện nay là rất cần thiết. Để gấp rút triển khai nhanh việc xây dựng cầu Rạch Miễu 2 trên tuyến QL60, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát lại tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra tại cầu Rạch Miễu trong thời gian gần đây và báo cáo nhanh về Bộ GTVT. Từ đó để các bộ, ngành, trung ương cùng nghiên cứu để giải quyết nút thắt tại cầu Rạch Miễu hiện hữu. 

Điều đó không chỉ gây ùn tắc, kẹt xe, cản trở sự phát triển mà còn nguy cơ mất an toàn cho công trình cầu. Vì vậy áp lực hiện nay cần sớm có cầu Rạch Miễu 2 càng nhanh càng tốt, sớm giải tỏa áp lực giao thông cho cầu Rạch Miễu hiện tại.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Thể cho biết Bộ GTVT cũng sẽ trình Chính phủ xin chuyển từ nguồn vốn ODA (vốn vay Hàn Quốc) sang vốn ngân sách nhà nước để xây cầu Rạch Miễu 2.

Theo Bộ trưởng Thể, qua phân tích so sánh nếu sử dụng vốn ODA theo quy định hiện nay sẽ phát sinh các thủ tục rườm rà: Lựa chọn đề xuất dự án, lập dự thảo, rà soát ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay vốn, hiệp định vốn vay ODA… Quá trình này mất nhiều thời gian, liên quan đến nhiều bộ, ngành, Chính phủ.

“Nếu đầu tư bằng vốn ngân sách sẽ rút ngắn thời gian lược bỏ các thủ tục trên, đẩy nhanh tiến độ khởi công dự án, giảm được chi phí đầu tư” - Bộ trưởng Thể phân tích. Ông cho hay sau khi đã hoàn chỉnh các báo cáo, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ và Quốc hội xem xét phương án sử dụng vốn ngân sách cho cầu Rạch Miễu 2 trong thời gian tới.

Cần sớm xây tuyến An Hữu - Cao Lãnh giảm tải cho QL30

Tuyến An Hữu - Cao Lãnh (nối Tiền Giang - Đồng Tháp) sẽ được đầu tư mới hoàn toàn, song song với QL30 hiện hữu. Phía đại diện đơn vị tư vấn cho biết tuyến đường mới này có quy mô bốn làn xe, điểm đầu kết nối với QL1A tại Km 2021+500; điểm cuối giao với đường Hồ Chí Minh đoạn Mỹ An - Cao Lãnh (tuyến mới). Trên tuyến có năm điểm giao cắt bằng và 26 cầu qua kênh rạch. Tư vấn đề xuất các phương án đầu tư theo mức khác nhau.

Cụ thể, nếu đầu tư bằng ngân sách nhà nước, tổng đầu tư khoảng 4.583 tỉ đồng. Nếu đầu tư theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư khoảng 4.780 tỉ đồng (thời gian thu phí sẽ tính theo lượt với thời gian có thể từ 15 năm ba tháng nếu thu 35.000 đồng/lượt; thời gian thu kéo dài 17 năm bảy tháng nếu thu 30.000 đồng/lượt).

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết việc triển khai tuyến mới này có tính lâu dài và trước mắt bởi hiện nay Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cầu Vàm Cống chuẩn bị thông xe, đầu tư tuyến mới An Hữu - Cao Lãnh góp phần giải tỏa áp lực giao thông trên QL30. “Nếu được Bộ GTVT hỗ trợ triển khai sớm dự án thì trong năm 2020 tỉnh sẽ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng toàn bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” - ông Hùng cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm