Các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về tuyển phi công

Những tồn tại nói trên thường là tình trạng trộm cắp tài sản ở sân bay; hành khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm sai quy định; vi phạm quy định về sử dụng giấy tờ đi máy bay; gây rối trật tự công cộng, đe dọa, hành hung nhân viên hàng không.

Nguyên nhân của các vụ việc trên, theo Phó Thủ tướng, ngoài ý thức chấp hành pháp luật về an ninh, an toàn hàng không của người dân chưa cao còn có lỗ hổng về pháp lý, năng lực chuyên môn và tính chủ động của đội ngũ nhân viên hàng không còn hạn chế.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam cần điều tra làm rõ nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn hàng không nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Cạnh đó, các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện công tác bình giảng, rút kinh nghiệm đến toàn thể nhân viên hàng không đối với các sự cố, vụ việc đã xảy ra. Trên cơ sở đó, các đơn vị kịp thời sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác, yêu cầu về huấn luyện cho đội ngũ phi công.

“Các hãng hàng không phải chịu trách nhiệm chính về công tác tuyển dụng, sử dụng phi công, nhân lực có tay nghề cao ở các vị trí quan trọng. Tuyệt đối không để tái diễn các sự cố uy hiếp an ninh, an toàn hàng không xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của con người…” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Phó Thủ tướng giao chủ trì triển khai kịp thời các công việc liên quan đến thủ tục thành lập và đưa Công ty TNHH MTV An ninh hàng không Việt Nam vào hoạt động.

Báo cáo Phó Thủ tướng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết trong tháng 7 không xảy ra tai nạn hàng không. Tuy nhiên, có 31 sự cố uy hiếp đến an toàn bay (giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm