Đất sản xuất của người dân Đà Nẵng trôi xuống sông

Trước đây, khu vực ven sông Vĩnh Điện, trên địa bàn hai khối An Lưu, Thị An (thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) vốn là những bãi bồi phù sa được người dân địa phương canh tác hoa màu.

Nhưng mấy năm gần đây tình trạng sạt lở diễn ra thường xuyên khiến diện tích đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Hàng trăm hộ dân nơi đây sống trong thấp thỏm lo lắng. Một phần nguyên nhân của việc lở đất này là do nạn cát tặc lộng hành.

Hàng trăm hộ dân đang hết sức lo lắng khi diện tích đất bị sạt lở liên tục tăng sau mỗi đợt lũ. Ảnh: N.TRI

Theo ông Huỳnh Văn Chiến (tổ 48, khối Thị An, phường Hòa Quý), bốn năm trước gia đình ông có hơn 1.000 m2 đất màu để sản xuất thế nhưng hiện nay gia đình ông còn chưa tới 200 m2. Ảnh: N.TRI

“Lúc trước dòng sông Vĩnh Điện chỉ rộng hơn 10 m. Nhưng mấy năm gần đây, tình trạng sạt lở diễn ra liên tục khiến lòng sông ngày càng rộng và bị khoét sâu hơn” - ông Chiến lo lắng. Ảnh: N.TRI

Qua trao đổi, ông Huỳnh Kim, Chủ tịch UBND phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn), cho hay trước tình trạng sạt lở bờ sông Vĩnh Điện. Vào tháng 6-2017, UBND TP Đà Nẵng đã giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đứng ra làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án xây dựng tuyến kè Thị An-An Lưu có chiều dài 800 m để bảo vệ bờ sông Vĩnh Điện đang bị sạt lở trầm trọng. Ảnh: N.TRI

“Hiện phường đã kiến nghị lên TP để tiếp tục đầu tư xây thêm 400 m kè nhằm bảo vệ bờ sông và hàng trăm hecta đất sản xuất của người dân. Còn đối với tuyến kè Thị An-An Lưu đang được đơn vị khẩn trương thi công và sẽ sớm hoàn thành thời gian tới” - ông Kim nói thêm. Ảnh: N.TRI

Có mặt tại hiện trường, đơn vị thi công đã hoàn thành được khoảng 400 m kè đá, hiện đơn vị thi công đang tiếp tục xây kè đến những đoạn đang bị sạt lở. Tuy nhiên, trong đợt lũ vừa qua nhiều đoạn đang được đơn vị thi công san lấp để làm kè đã bị sạt lở khiến công việc đang bị chậm lại. Ảnh: N.TRI

Dự kiến đến tháng 2-2018, toàn bộ tuyến kè sẽ được thi công xong và đưa vào sử dụng. Ảnh: N.TRI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm