Bình Chánh: Dân khổ sở vì dính dáng đất công

Nằm trong danh sách đất công nhưng thực tế người dân có quá trình sử dụng ổn định, lâu dài, cơ quan có thẩm quyền chưa xác lập quyền trực tiếp quản lý, 252 hộ dân ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (TP.HCM) hàng chục năm nay khổ sở vì không thể hợp thức hóa nhà, đất. Thậm chí có trường hợp khiếu nại lên huyện, UBND huyện ban hành quyết định công nhận giải quyết khiếu nại là có cơ sở, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban liên quan làm thủ tục cấp giấy chứng nhận (GCN) cho người dân nhưng sau đó lại rơi vào im lặng.

Mỏi mòn chờ hợp thức hóa nhà, đất

Gia đình ông Nguyễn Hồng Nam có hơn 3.900 m2 đất tại nông trường An Hạ (trước đây) thuộc xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, sử dụng từ năm 1986, chưa được cấp quyền sử dụng đất. Từ năm 2012 đến nay, ông Nam liên tục đến huyện Bình Chánh để làm thủ tục hợp thức hóa nhưng không được giải quyết. Nguyên nhân là do đất của ông có trong danh sách đất công dù thực tế Nhà nước chưa xác lập quyền trực tiếp quản lý.

Theo tài liệu ông Nam cung cấp, khu đất của gia đình ông thể hiện rất rõ quá trình sử dụng ổn định, không tranh chấp và chưa từng bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong suốt 34 năm qua.

Cụ thể, năm 1990, mẹ ông Nam từng có văn bản hỏi và nhận được văn bản phúc đáp của Sở Tài chính về thuế đất phi nông nghiệp tại khu đất trên. Năm 1995, cha ông kê khai nhà, đất để nộp thuế với diện tích 4.000 m2 cũng đã được Chi cục Thuế huyện Bình Chánh xác nhận. Năm 2005, ông Nam cũng đã thực hiện kê khai nhà, đất với diện tích hơn 3.900 m2, có trong tài liệu bản đồ địa chính năm 2005.

Năm 2004, UBND xã Phạm Văn Hai cùng với Phân viện Nghiên cứu địa chính đã khảo sát, đo đạc, xác định ranh giới thực địa thửa đất của ông Nam. Trong biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất ông Nam cung cấp cho phóng viên thể hiện diện tích thửa đất là 3.919,5 m2. Cùng với đó là chữ ký giáp ranh của các chủ sử dụng đất tiếp giáp. Biên bản này có chữ ký của các bên có liên quan và đóng dấu mộc của UBND xã Phạm Văn Hai vào ngày 26-3-2004.

Trong tờ trình từ năm 2016 và nhiều báo cáo của UBND xã Phạm Văn Hai cũng ghi rõ: Phần đất của hộ ông Nguyễn Hồng Nam nằm trong danh sách điều tra đất do Nhà nước trực tiếp quản lý theo Báo cáo số 251/2001 của UBND xã Phạm Văn Hai. Tuy nhiên, UBND xã Phạm Văn Hai chưa xác lập việc trực tiếp quản lý phần đất này.

“Trên thực tế, những khu đất này không do Nhà nước trực tiếp quản lý mà do ông Nguyễn Đức Lâm (cha của ông Nam) trực tiếp sử dụng từ năm 1986. Đến năm 2003, ông Lâm chết, hộ ông Nguyễn Hồng Nam sử dụng ổn định đến nay” - tờ trình nêu.

Theo báo cáo của UBND xã Phạm Văn Hai, năm 2013, xã này có công văn đề xuất loại khu đất của ông Nam ra khỏi danh sách do Nhà nước trực tiếp quản lý và năm 2014 thì có tờ trình UBND huyện Bình Chánh xem xét cấp GCN. Năm 2016, xã Phạm Văn Hai tiếp tục có tờ trình đề nghị UBND huyện Bình Chánh cấp GCN cho ông Nam.

Năm 2016, Sở Tài chính có văn bản nêu ý kiến về khu đất của ông Nam. Trong đó, sở này khẳng định: “Qua rà soát phương án tổng thể nhà, đất của UBND huyện Bình Chánh đã được UBND TP phê duyệt  năm 2008 thì khu đất thuộc thửa 17, tờ bản đồ 43, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh chưa được UBND huyện Bình Chánh thực hiện báo cáo kê khai theo Quyết định 09/2007 của Chính phủ”.

Đến năm 2018, UBND huyện Bình Chánh đã tổ chức thanh tra về quá trình kê khai, đăng ký, quản lý sử dụng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý tại xã Phạm Văn Hai. Theo đó, khu đất của ông Nam nằm trong danh sách 20/252 hộ nằm trong danh sách đất công được xác định là “đủ điều kiện cấp GCN” và ưu tiên xem xét cấp GCN trước vì đã có đầy đủ hồ sơ pháp lý.

Ông Nam sau rất nhiều năm đi làm thủ tục hợp thức hóa khu đất nêu trên, tưởng đã có kết quả nhưng sau khi có kết luận thanh tra, gia đình ông vẫn chưa được giải quyết cấp giấy. Quá bức xúc, ông Nam đã gửi đơn đến rất nhiều cơ quan, ban, ngành của TP. Đồng thời gửi đơn khiếu nại lên UBND huyện Bình Chánh.

Tháng 1-2019, huyện Bình Chánh đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của ông Nam, khẳng định việc khiếu nại của ông là có cơ sở. Đồng thời chỉ đạo Phòng TN&MT thẩm tra, tham mưu UBND huyện cấp giấy cho ông Nam. Tuy nhiên, đến nay sau hơn một năm rưỡi, việc cấp giấy cho khu đất của ông Nam vẫn tiếp tục rơi vào im lặng.

Khu đất của ông Nguyễn Hồng Nam vì có trong danh sách đất  công (dù cơ quan có thẩm quyền chưa xác lập quyền quản lý trực tiếp) nên nhiều năm nay chưa được cấp giấy chứng nhận. Ảnh: VIỆT HOA

Vợ chồng ông Huỳnh Châu Minh bên tập hồ sơ xin hợp thức hóa nhà, đất. Ảnh: VIỆT HOA

Hàng trăm hộ dân khác cũng bị “vạ lây”

Rất nhiều hộ dân khác có đất tại nông trường An Hạ (nay chuyển thành Công ty TNHH MTV Cây trồng TP - PV) cũng gặp cảnh tương tự. Dù đất có nguồn gốc của người dân tự khai hoang từ trước năm 1975 hoặc nhận chuyển nhượng, sinh sống ổn định từ đó đến nay. Nhưng việc hợp thức hóa nhà, đất vẫn không hề dễ dàng.

Bà Lê Thị Ngợi có hơn 6.500 m2 đất thuộc các thửa 47 và 51, tờ bản đồ số 100, tại ấp 5, xã Phạm Văn Hai. Nguồn gốc của khu đất là do gia đình một người dân khai hoang, sử dụng từ trước năm 1975. Đến năm 1981 thì sang nhượng lại bằng giấy tay cho vợ chồng bà Ngợi.

Năm 2013, bà Ngợi làm thủ tục hợp thức hóa nhà, đất, Phòng TN&MT huyện Bình Chánh thẩm tra hồ sơ của bà. Kết quả, khu đất của bà Ngợi theo Tài liệu 299/TTg là do nông trường An Hạ đăng ký và có tên trong sổ mục kê. Sau đó, Tài liệu 02 là do chủ sử dụng đất đăng ký và tài liệu bản đồ địa chính là do bà Ngợi đăng ký sử dụng. Phòng TN&MT huyện cũng khẳng định đủ điều kiện đăng ký sử dụng đất, đề xuất Ban chỉ đạo 09 huyện Bình Chánh xem xét, đưa ra khỏi danh sách đất công để làm cơ sở xem xét cấp GCN cho bà Ngợi.

Năm 2019, trong tờ trình UBND huyện Bình Chánh cấp GCN cho bà Ngợi, UBND xã Phạm Văn Hai xác nhận đất của bà nằm ngoài ranh của đất Công ty Cây trồng TP quản lý. Hiện gia đình bà đang trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp và có thu nhập ổn định từ đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc xem xét cấp GCN cho hộ gia đình bà Ngợi đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết.

Tương tự, trường hợp ông Huỳnh Châu Minh cũng có gần 10.000 m2 tại ấp 6, xã Phạm Văn Hai, cũng vì dính dáng đến đất công (dù Nhà nước chưa xác lập quyền quản lý trực tiếp). Gia đình ông Minh đi làm thủ tục cấp GCN ròng rã nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Trong một diễn biến khác, quá trình thanh tra cũng như giải quyết hồ sơ của người dân, huyện Bình Chánh từng đề nghị Công ty Cây trồng TP về ranh đất của các hộ dân. Ba lần trả lời huyện Bình Chánh, công ty này đều khẳng định 252 hộ dân không nằm trong ranh đất của công ty quản lý. Đồng thời, công ty này cũng không còn lưu trữ các tài liệu của thời kỳ đầu thành lập nông trường, cũng như biên bản bàn giao đất đai cùng cư dân kinh tế mới về cho địa phương.

Trong 252 hộ dân, bà Ngợi, ông Minh cũng như ông Nam là những hộ dân nằm trong danh sách 20 hộ có đầy đủ hồ sơ xã Phạm Văn Hai xác nhận đủ điều kiện xem xét cấp GCN theo kết luận thanh tra của huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, các hộ dân đã đi lại rất nhiều năm, nhiều lần từ xã lên huyện, từ huyện xuống xã nhưng việc hợp thức hóa nhà, đất của các hộ này cũng như các trường hợp còn lại vẫn đang bỏ ngỏ.

Lãnh đạo thành phố nhiều lần chỉ đạo xử lý

Cũng từ năm 2019 đến nay, liên quan đến vụ việc của ông Nguyễn Hồng Nam, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan đã có văn bản chỉ đạo huyện Bình Chánh và các cơ quan liên quan xem xét trường hợp của ông Nam, nếu đủ điều kiện thì cấp GCN cho gia đình ông. Bên cạnh đó, Đoàn đại biểu Quốc hội TP, HĐND TP, Thanh tra TP nhận đơn phản ánh của ông Nam cũng đã làm việc với huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, đến nay ông Nam vẫn chưa được huyện mời lên làm việc. 

______________________________

Kỳ sau: Bình Chánh nói gì về vụ dân khổ sở vì dính dáng đất công.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah, đảm bảo sản xuất và cung ứng điện mùa khô

Điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah, đảm bảo sản xuất và cung ứng điện mùa khô

(PLO)- Nhằm khai thác nước hiệu quả và có giải pháp vận hành hồ chứa hợp lý nhất, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp phối hợp các sở ngành địa phương tổ chức Hội nghị công tác phối hợp điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah đảm bảo sản xuất, dân sinh vùng hạ du và cung ứng điện mùa khô năm 2024.

Đến lúc siết tài xế vi phạm thời gian lái xe

Đến lúc siết tài xế vi phạm thời gian lái xe

(PLO)- Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vé máy bay lễ 30-4, đắt như dịp tết

Vé máy bay lễ 30-4, đắt như dịp tết

(PLO)- Dịp lễ 30-4 và cao điểm hè, các công ty du lịch thường "ôm" lượng vé máy bay lớn cho khách đoàn, do vậy giá vé còn lại trên hệ thống bị đẩy lên cao.

EVNGENCO3 hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2024

EVNGENCO3 hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2024

(PLO)- Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3) và 20 năm Tháng Thanh niên, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động tình nguyện thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ.

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

(PLO)- Dự báo nắng nóng vẫn tiếp diễn, sang tháng 4 và tháng 5 sẽ có những đợt nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng cả miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao nhất là trên 39 độ C.

‘Quy định ngưỡng, CSGT làm việc sao xuể’

‘Quy định ngưỡng, CSGT làm việc sao xuể’

(PLO)- Một trong những nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan đến việc có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.