An ninh hàng không có quyền hạn đến đâu?

Cục hàng hàng không Việt Nam (Bộ GT-VT) đang công bố dự thảo Sổ tay hướng dẫn kiểm soát chất lượng an ninh hàng không (KSCLANHK). Đây là tài liệu cung cấp toàn bộ những thông tin về Hệ thống quản lý chất lượng an ninh hàng không của Ngành hàng không Việt Nam. 

 Sổ tay này được sử dụng trong kiểm soát các hoạt động của hệ thống an ninh hàng không tại các Cảng hàng không, sân bay; các hãng hàng không;

Theo đó nguyên tắc, quy trình xử lý vi phạm về an ninh hàng không hướng dẫn: Mọi hành vi vi phạm về an ninh hàng không phải được xử lý nhanh chóng, giảm thiểu tối đa hậu quả tác hại và những ảnh hưởng đến hoạt động hàng không bình thường;

Lực lượng ANHK có trách nhiệm xử lý ban đầu đối với các vụ việc vi phạm về ANHK. Ảnh minh họa

Lực lượng an ninh hàng không (ANHK) chỉ trấn áp, cưỡng chế, áp giải người vi phạm từ  trên tàu bay xuống khi có yêu cầu của của người chỉ huy tàu bay. Khi nhận được thông báo, lực lượng kiểm soát ANHK tại cảng hàng không, sân bay lên ngay tàu bay để phối hợp với tổ bay, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để áp giải hành khách xuống khỏi tàu bay, tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách, đồ vật vi phạm;

Tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc chuyển giao cho Cảng vụ hàng không để xử lý theo thẩm quyền. Đại diện hãng hàng không phải có mặt chứng kiến, phối hợp trong quá trình xử lý vụ việc.

Mọi hành vi vi phạm về an ninh hàng không phải được xử lý nhanh chóng, giảm thiểu tối đa hậu quả tác hại. 

Cục hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không khu vực chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan để thống nhất những vấn đề cụ thể trong phối hợp xử lý vi phạm về an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không và những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp giải quyết.

Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không và các doanh nghiệp khác đóng tại cảng hàng không, sân bay phải thông báo cho nhau và công khai số điện thoại trực, tổ chức trực 24/24 giờ để thông báo, tiếp nhận thông tin vi phạm về an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay để phối hợp xử lý kịp thời.

Đối với Cảng vụ hàng không liên quan nhận được thông báo phải đến ngay nơi xử lý vụ việc để trực tiếp đánh giá và quyết định việc xử lý theo thẩm quyền; giám sát toàn bộ quá trình xử lý vụ việc, kể cả trên tàu bay; chủ trì phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không đánh giá vụ việc, quyết định áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết;

Yêu cầu tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc làm cơ sở xem xét xử lý vụ việc vi phạm trên tàu bay; đình chỉ hoặc cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay; lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp vượt quá thẩm quyền, chuyển vụ việc cho cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền,...

Quy trình xử lý vi  phạm  về ANHK

Lực lượng ANHK có trách nhiệm xử lý ban đầu đối với các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không, trật tự công cộng mình phát hiện hoặc do người khác phát hiện mà mình được thông báo tại khu vực cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi mình quản lý; phối hợp xử lý các vi phạm xảy ra trên tàu bay và các khu vực hạn chế không thuộc phạm vi quản lý của người khai thác cảng hàng không, sân bay.

Nhân viên an ninh trên không chịu trách nhiệm xử lý ban đầu đối với các hành vi vi phạm về ANHK trên tàu bay đang bay; phối hợp với lực lượng an ninh của tại cảng hàng không, sân bay trong xử lý các vi phạm về ANHK trên tàu bay đang khai thác và không khai thác tại sân bay.

Lực lượng ANHK của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; DN sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, DN cung cấp suất ăn, xăng dầu, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay… và lực lượng bảo vệ chuyên trách của các DN cung cấp dịch vụ hàng không chịu trác nhiệm xử lý ban đầu đối với các hành vi vi phạm về ANHK xảy ra tại khu vực hạn chế do mình quản lý.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm