TP.HCM: Một quận có đến 100 công trình không phép

Tham dự hội nghị về tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận 10 sáng 16-8 có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang.

Báo cáo của UBND quận 10 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2017 đến 30-5-2019, quận đã cấp tổng cộng 1.790 giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ.

Ngoài ra, từ năm 2017 đến tháng 6-2019, các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 145 trường hợp vi phạm xây dựng, trong đó có 45 công trình sai phép và 100 công trình không phép. Nội dung vi phạm chủ yếu là do xây dựng không đúng với giấy phép nhằm tăng thêm diện tích sử dụng, khai thác kinh doanh.

Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND quận 10 Nguyễn Thị Thu Nga cho biết: "Quận sẽ tiếp tục rà soát, chấn chỉnh quy trình nội bộ trong việc giải quyết hồ sơ cấp giấy phép xây dựng, đảm bảo chất lượng tham mưu và thời gian từng công đoạn; đảm bảo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng của các tổ chức, cá nhân được trả lần đầu, hạn chế thấp nhất tình trạng bổ sung hồ sơ nhiều lần.

Bên cạnh đó, quận sẽ phát huy việc liên thông phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ…".

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị.

Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường biện pháp niêm phong các công trình xây mới có vi phạm đang yêu cầu ngưng thi công, không để phát sinh tiếp tục thi công sau xử lý vi phạm; xem xét khôi phục biện pháp cắt điện, nước các công trình đang bị xử phạt vi phạm hành chính xây dựng để đảm bảo thực hiện xử lý vi phạm có hiệu quả.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang cho rằng quận 10 vẫn tồn tại việc liên quan đến việc xây dựng không phép, sai phép đó là do đất quận 10 “tấc đất tấc vàng”, người dân cơi nới diện tích rộng ra, thậm chí xây dựng sai phép chỉ để chuyển nhượng với giá tốt hơn...

Vì vậy, ông Quang yêu cầu quận đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; kịp thời kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, trái phép theo quy định.

“Điều quan trọng nhất là thái độ của cán bộ, công chức của quận cần được nâng cao nhận thức để hỗ trợ tốt nhất cho người dân khi đến làm các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nhà đất...; đồng thời tăng cường sự kiểm tra, giám sát hiệu quả nhất của người dân đối với trật tự xây dựng trên địa bàn quận” - ông Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hội

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hộiLongform

(PLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công trình nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cho người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

(PLO)- Giữa bối cảnh giá BĐS liên tiếp lập đỉnh chưa có dấu hiệu chững lại, lãi suất thấp kỷ lục, thị trường xuất hiện xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi nhà băng để tìm đến các dự án trả góp dài hạn. Đây được xem là phương án tối ưu vừa bảo vệ giá trị tài sản trước nguy cơ mất giá – lạm phát, vừa nhanh chóng sở hữu nhà ở trước khi giá tăng quá cao.

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

(PLO)- Giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thực tế, không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.