Thị trường căn hộ chưa có dấu hiệu bất thường

Hiện tượng giao dịch giảm sút không phản ánh nhu cầu về nhà ở của người dân tại TP.HCM giảm. Báo cáo về "Thay đổi cảnh quan đô thị Đông Nam Á: Đánh giá một thập kỷ phát triển không gian" do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm ngoái cho thấy tốc độ mở rộng của TP.HCM mỗi năm là 4%, trong khi Hà Nội là 3,8%, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của các khu đô thị thuộc những quốc gia trong khu vực (trừ Trung Quốc).

Một thống kê gần đây cũng cho thấy, TP.HCM đang đứng đầu về mức độ gia tăng dân số trong khu vực ASEAN, với mỗi giờ tăng thêm 23 người. Như vậy, mỗi năm TP.HCM sẽ có thêm vài trăm nghìn người, trong khi lượng căn hộ cung ứng hằng năm chỉ vài chục nghìn. Do đó, nhu cầu về nhà ở là luôn luôn có, vấn đề là nguồn cung phù hợp.

Trong 2 năm gần đây lạm phát thấp, đầu tư nước ngoài tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và đặc biệt các ngân hàng từ chỗ cho vay ngắn hạn đã áp dụng thời hạn cho vay mua nhà lên đến 15 - 20 năm, do đó, về mặt tâm lý, người mua sẽ đi từ suy nghĩ "tích góp đủ tiền mặt để mua nhà” đến chỗ mạnh dạn vay - mua, xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng.

Như vậy, người mua nhà đang lấy giá trị tài sản và kỳ vọng về thu nhập ổn định để nuôi dưỡng thị trường bất động sản của ngày hôm nay. Với nguồn cung đa dạng và các chỉ số kinh tế ổn định, thị trường đang tạo ra cơ hội cho cả người bán lẫn người mua.

Dĩ nhiên, trong một thị trường lành mạnh, cung nhiều hơn cầu là chuyện bình thường, vấn đề là trong vai trò người bán, nhà phát triển bất động sản phải tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh.

Cách đây 3 năm, nói đến thị trường căn hộ, trong khi giới có tiền còn ngờ vực về tính thanh khoản, khả năng sinh lợi sản phẩm cao cấp thì người ta lại ưu tiên các dòng nhà ở có giá từ 600 - 700 triệu đồng/căn.

Nhưng nay thị trường đã trở nên đa dạng đối tượng mua, người giàu, người có thu nhập ổn định cũng đã quay lại thị trường để tìm kiếm những cơ hội đầu tư, mua nhà với giá cả phù hợp thì dòng nhà trung - cao cấp có đất phát triển.

Dù gần đây sức mua có giảm nhưng chỉ ở một hoặc hai phân khúc và không đáng lo ngại vì chủ đầu tư rất linh động để điều chỉnh kinh doanh.

Nếu tính thanh khoản kém họ sẽ có những giải pháp như chính sách thanh toán, chiết khấu, các gói hỗ trợ để đảm bảo chỉ số về kinh doanh, tồn kho, hiệu quả sử dụng vốn, nên sẽ quá sớm để đưa ra dự báo rằng, biết đâu thị trường sẽ có đợt "ngủ đông" mới và bắt đầu từ những đợt giảm giá...

Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gởi về địa chỉ email: batdongsanplo@gmail.com hoặc hotline: 0996 166177.
Theo N.BẢO (Doanh Nhân Sài Gòn)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hội

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hộiLongform

(PLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công trình nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cho người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

(PLO)- Giữa bối cảnh giá BĐS liên tiếp lập đỉnh chưa có dấu hiệu chững lại, lãi suất thấp kỷ lục, thị trường xuất hiện xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi nhà băng để tìm đến các dự án trả góp dài hạn. Đây được xem là phương án tối ưu vừa bảo vệ giá trị tài sản trước nguy cơ mất giá – lạm phát, vừa nhanh chóng sở hữu nhà ở trước khi giá tăng quá cao.

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

(PLO)- Giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thực tế, không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.