Gắn ‘sao’ cho chung cư, cư dân sợ tốn thêm tiền

Cục Quản lý nhà và phát triển thị trường bất động sản (BĐS) - Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo thông tư quy định về phân hạng nhà chung cư. Theo dự thảo, cơ quan chức năng sẽ dựa theo các tiêu chí (xem thêm box) để gắn “sao” cho chung cư theo các thứ hạng A, B hoặc C (không xếp hạng đối với chung cư nhà ở xã hội).

“Việc phân hạng này nhằm xác định giá trị chung cư, từ đó định ra giá bán, giá dịch vụ quản lý theo hướng hạng cao sẽ bán giá cao, thu tiền dịch vụ cao” - ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và BĐS, nói thêm.

Đã có nhiều ý kiến trái chiều về dự thảo trên.

Hạng chung cư không “quyết” phí quản lý

Gắn ‘sao’ cho chung cư, cư dân sợ tốn thêm tiền ảnh 1
 
Tôi nghĩ phân loại nhà chung cư cũng hay, giống như việc xếp hạng cho các khách sạn vậy. Chung cư nào muốn nhận là năm sao, bốn sao… thì phải có chứng chỉ do cơ quan chức năng cấp chứ không phải tự phong như lâu nay. Việc này sẽ giúp khách hàng có sự đánh giá chính xác, tránh bị mua nhầm, mua hớ do tin vào các quảng cáo quá lố của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, nếu cho rằng việc phân hạng chung cư sẽ giúp phân định phí quản lý chung cư là không đúng. Bởi phí quản lý chung cư được cấu thành dựa trên các dịch vụ thực tế phục vụ tại chung cư. Chưa chắc chung cư bình thường nhưng lại thiếu các dịch vụ hoặc dịch vụ không tốt. Do đó, việc căn cứ vào loại chung cư rồi áp đặt phí quản lý sẽ không chính xác.

Ông LÊ HỮU NGHĨA, Giám đốc Công ty BĐS Lê Thành

Gắn ‘sao’ cho chung cư, cư dân sợ tốn thêm tiền ảnh 2

Có ý kiến cho rằng việc phân hạng chung cư sẽ phần nào giúp khách hàng có sự đánh giá chính xác, tránh bị mua nhầm. Trong ảnh: Khách hàng xem phòng mẫu của một chung cư đang rao bán. Ảnh: HTD

Có lợi cho ai?

Khi mua căn hộ chung cư, chúng tôi sẽ cân nhắc vào khả năng tài chính của mình để lựa chọn vị trí, khu vực phù hợp. Như vậy đâu cần thiết phải xếp hạng, phân loại.

Thực tế cho thấy chung cư ở ngay trung tâm quận 1 dù không có công viên, hồ bơi nhưng chắc chắn giá vẫn cao hơn nhiều so với các chung cư ở vùng ven có hồ bơi. Điều này cho thấy một số tiêu chí mà Bộ Xây dựng đưa ra để xếp loại rất chung chung.

Theo tôi, việc xếp hạng chung cư chỉ có lợi cho các nhà đầu tư. Tôi nghĩ chủ đầu tư chung cư nào cũng mong muốn bán được căn hộ với giá cao, thu được nhiều phí dịch vụ nên có thể sẽ “chạy chọt” để xếp hạng cao. Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu chung cư được xếp hạng cao nhưng chất lượng không tương xứng?

Vốn nhiều năm sống ở chung cư, tôi thấy rằng tình trạng tranh chấp ở các chung cư diễn ra rất phổ biến. Nơi nào chưa có ban quản trị thì giữa cư dân với chủ đầu tư căng thẳng. Chung cư nào bầu ban quản trị rồi thì nội bộ họ “đụng độ” nhau mỗi ngày. Vì vậy, tôi cho rằng thay vì bàn cách phân hạng thì Nhà nước hãy tập trung nghĩ các giải pháp giải quyết triệt để các tranh chấp, đảm bảo cuộc sống bình yên ở các chung cư.

Ông TRẦN ĐỨC HÙNG, cư dân ở quận 2

Để thị trường quyết định

Gắn ‘sao’ cho chung cư, cư dân sợ tốn thêm tiền ảnh 3
 
Nếu cần phân loại nhà chung cư thì chỉ nên tập trung cho loại chung cư cao cấp. Thời gian qua nhiều chủ đầu tư tự đánh giá, tự phong nào là dự án siêu sang, chung cư cao cấp, dự án năm sao, chung cư deluxe… Tuy nhiên, do không có thước đo để khách hàng đánh giá, cũng không có cơ quan nào xác nhận nên một số dự án quảng cáo quá sự thật để bán giá cao ngất ngưởng trong khi chất lượng chẳng đến đâu. Do đó, việc phân loại đánh giá chung cư cao cấp sẽ giúp thị trường minh bạch, tránh tình trạng lừa đảo, giúp khách hàng không bị sập bẫy mua nhà giá cao so với chất lượng.

Tuy nhiên, việc này không nên ép buộc mà tùy chủ đầu tư. Dự án nào muốn gắn mác cao cấp, hạng cao để quảng cáo với khách hàng thì phải có chứng nhận đã đáp ứng các tiêu chí Bộ Xây dựng ban hành. Chứng nhận này do Sở Xây dựng các tỉnh, thành cấp.

Chủ đầu tư nào không cần “định giá” cao cấp dù đạt chuẩn thì đó cũng là quyền của họ. Ngoài ra, các chung cư còn lại thì không cần phải có tiêu chí, không cần phải xếp loại mà để thị trường và khách hàng quyết định.

Ông LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM

Tránh mập mờ

Gắn ‘sao’ cho chung cư, cư dân sợ tốn thêm tiền ảnh 4
 
Trên thị trường hiện một số chủ đầu tư tự ý gắn mác cao cấp cho chung cư của mình, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Vì vậy tôi cho rằng việc phân loại chung cư là cần thiết nhưng phải có các tiêu chí rõ ràng, minh bạch.

Việc Bộ Xây dựng đưa ra một bộ tiêu chí để doanh nghiệp muốn xây dựng căn hộ cao cấp phải đáp ứng đầy đủ sẽ giúp khách hàng không bị nhầm lẫn. Như vậy, nếu có sự phân hạng thì quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo.

Nhiều người cũng thắc mắc với việc phân loại chung cư như vậy phí có đội lên không khi doanh nghiệp chạy đua để được thứ hạng cao? Tôi cho rằng nếu các chủ đầu tư đã có thương hiệu, đầu tư các chung cư cao cấp thì không có lý do gì họ “bỏ tiền mua đẳng cấp của mình”. Cạnh đó, một khi bộ tiêu chí được rõ ràng, việc đánh giá công khai, minh bạch thì có muốn “mua” hạng cũng không được.

Đối với phí dịch vụ là câu chuyện của từng dự án. Ở các căn hộ cao cấp thì đương nhiên phí cao, có thể đến 3 triệu đồng/tháng nhưng với căn hộ bình dân thì mức phí có khi chỉ 500.000 đồng/tháng.

Ông TRẦN ĐỨC PHƯ?NGƠNG, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư Xây dựng BĐS Nam Tiến

Bốn tiêu chí để chấm điểm chung cư

- Nhóm tiêu chí về quy hoạch, kiến trúc: Gần trường học, bệnh viện, giao thông công cộng, công viên, không gian cảnh quan đẹp, diện tích căn hộ…

- Nhóm tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội: Phòng cháy chữa cháy, thu gom rác thải, cấp thoát nước, thang máy (sức chứa, tốc độ)…

- Nhóm tiêu chí về mức độ và chất lượng hoàn thiện: Sàn, tường trần, vệ sinh, điện…; sử dụng vật liệu độ bền cao, gỗ dùng ít nhất được 15 năm, nội thất đẹp, đồng bộ…

- Nhóm tiêu chí về chất lượng dịch vụ quản lý: Các tiện ích, dịch vụ văn minh, đảm bảo vệ sinh an ninh, đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp…

Việc xếp hạng có hiệu lực năm năm, sau đó phải xếp hạng lại. Nhưng trong năm năm đó, chung cư vẫn có thể thăng hoặc tụt hạng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hội

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hộiLongform

(PLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công trình nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cho người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

(PLO)- Giữa bối cảnh giá BĐS liên tiếp lập đỉnh chưa có dấu hiệu chững lại, lãi suất thấp kỷ lục, thị trường xuất hiện xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi nhà băng để tìm đến các dự án trả góp dài hạn. Đây được xem là phương án tối ưu vừa bảo vệ giá trị tài sản trước nguy cơ mất giá – lạm phát, vừa nhanh chóng sở hữu nhà ở trước khi giá tăng quá cao.

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

(PLO)- Giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thực tế, không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.