Căn hộ nghỉ dưỡng giảm giá sốc vẫn ế ẩm

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản (BĐS) vừa công bố, điểm đáng chú ý nhất là phân khúc căn hộ khách sạn (condotel) vốn được nhiều nhà đầu tư quan tâm thời gian trước thì nay đang trong tình trạng ế ẩm khiến nguồn cung lẫn cầu đều giảm mạnh.

Cụ thể, Hội Môi giới BĐS ghi nhận trong ba tháng vừa qua, ở hầu hết các vùng phát triển mạnh về BĐS nghỉ dưỡng như Đà Nẵng, Phú Quốc đều im ắng, không có dự án mới nào được chào bán ra thị trường, ngoại trừ ở Nha Trang chỉ có một dự án mở bán lần đầu ra thị trường.

Không chỉ vắng bóng những dự án mới, mà ngay cả nhà đầu tư đối với phân khúc này cũng sụt giảm thê thảm, bằng chứng là trên toàn thị trường chỉ có khoảng 1.000 sản phẩm giao dịch thành công trong suốt quý III-2018, trong khi trước đó mức giao dịch có thể đạt cao gấp 2-3 lần.

Sự sụt giảm đáng kể của BĐS nghỉ dưỡng thời gian qua khiến cả nhà phát triển dự án và nhà đầu tư cần xem xét lại, tìm ra những chiến lược phù hợp.

Khảo sát trên các trang rao bán BĐS, khách hàng dễ dàng thấy những mẩu quảng cáo rao bán biệt thự nghỉ dưỡng kiểu như cần tiền bán căn hộ view biển giảm sốc, giá rẻ bất ngờ, cơ hội đầu tư hiếm có... Với mỗi rao vặt quảng cáo người môi giới chào hàng tới hàng chục mã căn hộ.

Không chỉ chào bán bằng hình thức giới thiệu trên mạng xã hội, web môi giới BĐS, gọi điện thoại, nhắn tin mà ngay trên đường cũng nhan nhản những tờ rơi quảng cáo chào mời mua BĐS nghỉ dưỡng được dán kín cột điện, nhà chờ xe buýt,...

Phân tích về nguyên nhân nhà đầu tư không còn mặn mà với loại hình sản phẩm mới này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng: “Sau giai đoạn phát triển nóng, giá bán các sản phẩm condotel trên thị trường đang được đẩy lên quá cao, có những căn lên đến 70-80 triệu đồng/mnên kén khách hơn và không phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng".

Trong khi đó, thẳng thắn nhìn nhận vào sự việc, Hội Môi giới BĐS khuyến nghị đã đến thời điểm nên dừng phát triển mới các dự án BĐS nghỉ dưỡng mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án đã và đang triển khai để kịp đưa vào khai thác kinh doanh.

Đánh giá về việc thị trường BĐS nghỉ dưỡng đang chững lại, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS - Bộ Xây dựng, cũng cho rằng: Thị trường chậm lại do cần có sự thanh lọc, điều chỉnh. Tuy nhiên, việc thị trường BĐS nghỉ dưỡng nở rộ nhanh nhưng lắng xuống cũng rất nhanh là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nên cẩn trọng.

Ở một góc nhìn khác, nhiều chuyên gia cho rằng việc hệ thống ngân hàng thương mại siết tín dụng đổ vào BĐS cũng sẽ gây ra nhiều tác động đến thị trường BĐS bởi lãi vay, chính sách cho vay… vẫn luôn gắn liền với thị trường BĐS. Do đó đòi hỏi các nhà phát triển dự án cũng như nhà đầu tư nhỏ lẻ phải có sự chuyên nghiệp hơn. Đầu tư vào một mô hình thế nào, hiệu quả ra sao, không đầu tư theo phong trào như thời gian vừa qua vì khó có kết quả tốt.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hội

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hộiLongform

(PLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công trình nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cho người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

(PLO)- Giữa bối cảnh giá BĐS liên tiếp lập đỉnh chưa có dấu hiệu chững lại, lãi suất thấp kỷ lục, thị trường xuất hiện xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi nhà băng để tìm đến các dự án trả góp dài hạn. Đây được xem là phương án tối ưu vừa bảo vệ giá trị tài sản trước nguy cơ mất giá – lạm phát, vừa nhanh chóng sở hữu nhà ở trước khi giá tăng quá cao.

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

(PLO)- Giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thực tế, không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.