Các lưu ý trong việc mua bán trái phép nhà ở xã hội

Do pháp luật quy định thời hạn được chuyển nhượng NƠXH là năm năm nên những trường hợp chuyển nhượng trước thời điểm đó thường chỉ giao dịch bằng giấy tay. Đây là phương thức dễ nảy sinh tranh chấp về sau.

“Điều kiện hợp đồng không đủ nên hợp đồng sẽ vô hiệu theo điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Người mua không thể thực hiện sang tên, công chứng hợp đồng mua bán, sổ đỏ vẫn mang tên chủ cũ, họ hoàn toàn có thể mang giấy tờ nhà ở đi cầm cố, thế chấp” - luật sư Hậu lưu ý.

Hình thức hợp đồng ủy quyền cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì việc ủy quyền phụ thuộc vào ý chí của người lập văn bản ủy quyền, họ có thể thay đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào. Hơn nữa, không loại trừ trường hợp nếu người ủy quyền chết thì văn bản ủy quyền sẽ hết hiệu lực.

Chính vì thế, trước khi mua lại NƠXH, người mua cần kiểm tra thông tin về bất động sản để xác định căn nhà có đủ điều kiện để chuyển nhượng chưa. Ngoài ra, cần kiểm tra thông tin người chuyển nhượng có phải chủ sở hữu hợp pháp NƠXH hay không hoặc có được chủ sở hữu trao quyền hay không.

Việc chuyển nhượng cần lập thành văn bản, công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Đồng thời, thông qua đơn vị công chứng, chứng thực sẽ có thể xác minh tư cách của người bán, điều kiện chuyển nhượng của bất động sản.

Đồng thời, cần phải có sự phối hợp kiểm tra chặt giữa cơ quan quản lý nhà nước với ban quản lý, ban quản trị dự án. Đặc biệt, cơ quan quản lý cần công khai danh sách người được duyệt mua, thuê mua NƠXH để ban quản trị, người dân chủ động giám sát, tố cáo hành vi chuyển nhượng trái pháp luật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm