Bất động sản biển lân cận TP.HCM hút khách 6 tháng đầu năm

Dòng sản phẩm mới lên ngôi sau mùa giãn cách

Bình Thuận dẫn đầu về sự quan tâm bất động sản biển trong 6 tháng đầu năm (Ảnh: Shutterstock).

COVID-19 diễn ra làm thay đổi xu hướng di chuyển: Tăng cường sử dụng phương tiện cá nhân thay cho phương tiện công cộng. Từ đây dẫn đến sự thay đổi về xu hướng đầu tư: Những thị trường mà nhà đầu tư TP.HCM và Hà Nội dễ tiếp cận bằng phương tiện cá nhân trong 1-2 tiếng lên ngôi.

Theo thống kê của Vhome, trong 6 tháng đầu năm, bất động sản núi và ven biển lân cận TP.HCM và Hà Nội, chiếm hơn 80% tổng lượt tìm kiếm. Ở phía Nam, các bất động sản biển Hồ Tràm, Bình Thuận trở thành nhân tố dẫn dắt thị trường. Cụ thể, Bình Thuận là khu vực thu hút nhiều sự quan tâm nhất, với 33,4% tổng lượng tìm kiếm; Hồ Tràm đứng thứ 2 với 18,4% tổng lượt tìm kiếm.

Con số thống kê thể hiện nhu cầu về bất động sản biển lân cận TP.HCM tăng mạnh trong mùa dịch, cho thấy xu hướng các nhà đầu tư rút dòng tiền từ các thị trường truyền thống đổ mạnh vào phân khúc mới nổi này.

La Gi, Mũi Né, Phan Thiết, Hồ Tràm: dẫn dắt thị trường BĐS trong 5 năm tới

 TS.Trần Nguyễn Minh Hải (Đại học Ngân hàng TP.HCM) cho biết, với sự thay đổi xu hướng đầu tư sau dịch COVID, nhà đầu tư TP.HCM có hai lựa chọn: Bất động sản nội đô và bất động sản của các vùng lân cận.

Tuy nhiên, phân khúc bất động sản nội đô TP.HCM 3 năm trở lại đây khan hiếm nguồn cung, giá nhà tăng cao do gặp khó khăn về pháp lý. Nhà đầu tư chỉ còn lựa chọn duy nhất: bất động sản vệ tinh, đặc biệt đất nền biển tại Hồ Tràm, Bình Thuận.

Với nhiều ưu điểm như: Có thể sử dụng để ở, kinh doanh thương mại, nghỉ dưỡng, dễ quản lý, lợi nhuận bền vững. Những dự án có pháp lý sở hữu lâu dài càng đánh đúng tâm lý sở hữu thực của khách hàng.

TS.Trần Nguyễn Minh Hải nhận định, với tình hình thị trường hiện tại, ít nhất trong 5 năm tới, khu vực lân cận TP.HCM như La Gi, Mũi Né, Hồ Tràm, Vũng Tàu sẽ là 4 thị trường dẫn dắt thị trường bất động sản phía Nam.

Không chỉ sở hữu lợi thế: sở hữu thực, kinh doanh thực, lợi nhuận thực, trở thành không gian hoàn hảo để tránh dịch; La Gi, Mũi Né, Hồ Tràm còn sở hữu nhiều tiềm năng tăng giá với hệ thống hạ tầng đang được hoàn thiện đồng bộ, tạo ra lực đẩy khổng lồ.

Cụ thể, tháng 1-2021, sân bay quốc tế Long Thành – sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam đã được khởi công. Đầu năm 2021 sân bay Phan Thiết cũng bắt đầu xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023. Sau khi hoàn thành, hai sân bay này sẽ mang hàng chục triệu du khách quốc tế và phía Bắc tiếp cận với trục nghỉ dưỡng sở hữu những bãi biển tuyệt đẹp nhưng lại bị bỏ quên, do hạn chế về giao thông sân bay và cao tốc.

Ngoài ra, cuối năm 2020, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được triển khai. Tuyến cao tốc này sẽ giúp khách du lịch TP.HCM đến Phan Thiết trong 2 giờ, La Gi trong 1,5 giờ.

La Gi là thị trường hấp dẫn nhất với nhà đầu tư phía Nam trong 3 năm tới (Ảnh: Vy Oanh).

Theo TS.Trần Nguyễn Minh Hải: La Gi được xác định là tâm điểm thụ hưởng sức bật hạ tầng các đầu mút như sân bay Long Thành, sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Đặc biệt, La Gi còn đang có lộ trình lên thành phố theo quy hoạch của Bình Thuận, mặt bằng giá các sản phẩm ven biển và có thể sở hữu lâu dài đang còn rất mềm.

Hai dòng sản phẩm được đánh giá sẽ hot nhất trong 3 năm tới tại La Gi là bất động sản nghỉ dưỡng biển và bất động sản thương mại, trong các quần thể thương mại ven biển được quy hoạch bài bản, có pháp lý lâu dài.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm