Người nghiện và những tội ác không ngờ tới

Trong tuần qua, những thông tin về vụ thảm sát nghi do ngáo đá giết năm người ở Thái Nguyên lại gây rúng động dư luận trong dịp cuối năm. Các bài viết “Kẻ chém chết 5 người ở Thái Nguyên từng dùng ma túy”, “Thảm án ở Thái Nguyên: Danh tính 3 người bị chém tử vong”… đã nhận được nhiều ý kiến bình luận của bạn đọc.

Theo đó, khoảng 5 giờ sáng 26-12 tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa (Thái Nguyên), Hoàng Văn Chín (43 tuổi) dùng hung khí chém sáu người khiến bốn người tử vong tại chỗ, một người tử vong tại bệnh viện, người còn lại đang được cấp cứu.

Nguyên nhân bước đầu được xác định là do Chín mâu thuẫn với vợ và có sử dụng ma túy dẫn đến ảo giác. Ngay sau đó Chín đã bị lực lượng chức năng bắt vào buổi trưa cùng ngày.

Sống trong lo sợ

Bạn đọc Thi Nga bức xúc: “Không còn từ nào diễn tả được sự tàn ác của người này. Lại thêm một bi kịch nữa từ ma túy, ma túy không chỉ hủy hoại bản thân người chơi mà còn hủy hoại cả gia đình họ. Mong các cơ quan chức năng có biện pháp mạnh hơn để xóa bỏ dứt điểm tệ nạn này”.

Bạn đọc Trung Phi nêu ý kiến: “Quá đau lòng! Những vùng quê thanh bình không còn yên bình nữa. Trong năm đã xảy ra nhiều vụ chơi ma túy ngáo đá rồi leo cột điện, không mặc gì chạy ra đường, trèo lên mái nhà… Giờ nguy hiểm hơn là ngáo đá giết người. Người dân rất lo sợ khi người nghiện lại sống như người bình thường trong cộng đồng dân cư, không biết lúc nào họ lên cơn ngáo đá rồi giết người”.

“Những trường hợp ngáo đá như thế này liên tục xuất hiện khiến người dân thấp thỏm lo âu, nhất là khi sống chung với người nghiện. Tính mạng của những người xung quanh có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào” - bạn đọc Từ Quy bình luận.

Những bài báo thu hút nhiều sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.

Mong có biện pháp quyết liệt hơn

Nhiều bạn đọc nhắc lại các vụ án do người ngáo đá gây ra đã được đưa ra xét xử với các bản án nghiêm khắc trong thời gian gần đây.

Chẳng hạn ngày 23-4, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, tuyên y án tử hình đối với Nguyễn Thanh Tuấn (SN 1985) về tội giết người. Năm 2017, Tuấn sống chung như vợ chồng với chị NMTT. Sau khi cả hai sử dụng ma túy, Tuấn bị ảo giác, nhìn mặt chị T. thành một đầu lâu người đang nhe răng nanh để cắn. Thấy vậy Tuấn liền chụp đầu chị T., sau đó dùng kéo, búa… tấn công chị T. đến chết.

Hay như ngày 21-11, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình đối với bị cáo Hồ Minh Hưng (41 tuổi) về tội giết người. Hưng đã ra tay giết hại chính vợ của mình trong một lần bị ảo giác do sử dụng ma túy.

Thực tế đó cho thấy không thiếu những bản án nghiêm khắc cho các trường hợp giết người vì sử dụng ma túy dẫn đến ngáo đá. Người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của kẻ ngáo đá chính là gia đình, người thân của họ.

Các bạn đọc Minh Anh, Tú Lê bày tỏ sự nể phục lực lượng công an đồng thời có sự lo lắng khi thời gian gần đây bắt được nhiều vụ mua bán ma túy khủng với số lượng cả tấn. Chúng ta thật khó hình dung nổi hậu quả như thế nào nếu lượng ma túy khủng này được bán ra ngoài. “Còn bao nhiêu người trẻ nữa sẽ bị dính vào con đường nghiện ngập, ngáo đá và gây ra những tội ác không ai ngờ tới” - bạn Diệp Anh đặt câu hỏi.

Mong lắm các ngành chức năng, chính quyền địa phương có những biện pháp cụ thể quyết liệt hơn để quản lý, theo dõi người nghiện, đảm bảo an toàn cho cộng đồng” - ý kiến đề xuất của bạn Hoàng Ly.

Người lao động mong tiền thưởng tết

Trong tuần qua, các bài viết “Thưởng tết, nơi trăm triệu, chỗ bằng tô phở”Thưởng tết Dương lịch khủng nhất tại TP.HCM: 3,5 tỉ đồng” đã thông tin về tình hình thưởng tết của các doanh nghiệp tại nhiều địa phương cũng nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc.

Mức thưởng tết Nguyên đán 2020 cao nhất tại TP.HCM là 800 triệu đồng/người. Mức thưởng thấp nhất là 4,4 triệu đồng. Đáng chú ý có một doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài thưởng tết Dương lịch lên tới 3,5 tỉ đồng.

Tại Bình Phước, mức thưởng tết Nguyên đán cao nhất là trên 182 triệu đồng, mức thấp nhất là 200.000 đồng. Tại Kiên Giang, mức thưởng tết Nguyên đán cao nhất là 300 triệu đồng, mức thấp nhất là 300.000 đồng...

• “Người được thưởng tết 3,5 tỉ đồng thì công lao của họ đóng góp cho công ty chắc chắn cũng tương xứng thôi. Thưởng phạt công bằng để mọi người có động lực làm việc tốt hơn. Đất nước muốn phát triển thì phải vậy” - Tiến Thành.

- “Doanh nghiệp lớn, làm ăn ngon lành, thưởng lớn chỉ chiếm số lượng rất ít. Nhân viên ở nhiều công ty chỉ mong có thưởng tháng 13 là may rồi, nhiều công ty còn nợ lương, nợ thưởng nữa mới khổ” - Nguyên Thanh.

- “Có thưởng là được rồi, 200.000 đồng hay 300.000 đồng thì cũng là tiền thưởng. Mười đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng mà. Doanh nghiệp thưởng ít thì cũng do nhiều nguyên nhân, tôi nghĩ không doanh nghiệp nào họ muốn như vậy cả, họ luôn tìm mọi cách để giữ chân người lao động” - Trần Hoan. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?