Cần bỏ hộ khẩu để có sự bình đẳng

Có thể nói trên thế giới hình như chỉ có ba nước là Trung Quốc, Liên Xô (cũ) và Việt Nam của chúng ta là có hệ thống hộ khẩu quy chuẩn nhất.

Ở cả ba quốc gia này, hộ khẩu không chỉ nhằm để quản lý cư trú như các quốc gia khác mà còn gắn với đó là quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản khác trong xã hội. Nói cách khác, việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, điện, nước gần như được gắn liền với hộ khẩu.

Thoạt nhìn thì những người không có hộ khẩu, tức những người tạm trú ở các thành phố lớn trực thuộc Trung ương như Hà Nội và TP.HCM vẫn sống bình thường, nhưng đi sâu vào nghiên cứu thì câu chuyện không hẳn như thế.

Cụ thể là trong nghiên cứu về “Hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố năm 2016 cho thấy những người không có hộ khẩu tại các đô thị lớn chịu nhiều thiệt thòi hơn người có hộ khẩu.

Thiệt thòi thứ nhất đó là việc tiếp cận việc làm. Nếu như trong lĩnh vực tư không có sự phân biệt nào giữa người tạm trú với người có hộ khẩu thường trú thì trong lĩnh vực công, người tạm trú khó tiếp cận hơn. 

Thiệt thòi thứ hai đó là về giáo dục, trong một số trường hợp, người tạm trú gặp khó khăn hơn trong việc xin học cho con.

Việc tiếp cận với điện, nước cũng là một khó khăn với người không có hộ khẩu thường trú, chẳng hạn như trong hồ sơ xin lắp đặt đồng hồ điện có qui định phải nộp hộ khẩu thường trú. Vì không được đăng đăng ký đồng hồ điện, nước chính thức nên họ thường phải “câu nhờ” điện nước từ các hộ khác và đương nhiên là phải trả chi phí thực tế cao hơn mức qui định.

Do đó theo tôi, việc bãi bỏ hộ khẩu là cần thiết, tạo sự bình đẳng. Việc này không chỉ nhằm đảm bảo quyền tự do cư trú của người dân mà còn là cơ hội mang lại sự bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu cho mọi người, bất kể là có hộ khẩu thường trú hay không.

Tôi hoàn toàn ủng hộ Quốc hội nhanh chóng bỏ việc quản lý dân cư bằng hộ khẩu và kèm theo đó là bãi bỏ luôn những đòi hỏi về hộ khẩu trong việc tiếp cận các dịch vụ căn bản của người dân cư trú trên lãnh thổ quốc gia.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?