Xếp hạng doanh nghiệp XKLĐ cạnh tranh công bằng

Bảng xếp hạng gồm 4 nhóm: xuất sắc, tốt, trung bình và yếu. Trong đó có 23% doanh nghiệp được xếp hạng xuất sắc.

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Vamas, thông tin quá trình giám sát, đánh giá doanh nghiệp thực hiện CoC-VN không chỉ đơn thuần thu thập thông tin, kiểm tra, đánh giá, xếp hạng, mà quan trọng là vận động và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các chuẩn mực của ILO về di cư lao động quốc tế.

 Theo ông Trào, việc giám sát, đánh giá và công bố rộng rãi kết quả thực hiện CoC-VN cần thực hiện hàng năm và mở rộng đến tất cả các doanh nghiệp tuyển dụng. Có 6 trong số 20 doanh nghiệp xếp hạng năm đầu tiên đã được nâng hạng do có nhiều tiến bộ; đồng thời, có 5 doanh nghiệp bị tụt hạng do có những vi phạm.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa dự báo cùng với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ gia tăng. Việc xếp hạng các doanh nghiệp sẽ tăng cường sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phòng tránh vi phạm trong quá trình tuyển dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp . 

Hiện có hơn 170 doanh nghiệp Việt Nam cung ứng lao động, bình quân mỗi năm gửi ra nước ngoài khoảng  80.000 lao động tới hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

* CoC-VN là công cụ tự điều tiết trên tinh thần tự nguyện, nhằm cải thiện việc tuân thủ pháp luật trong nước và các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường quản lý doanh nghiệp và bảo vệ lao động di cư tránh bị bóc lột.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm