Vay qua app: Những lời kêu cứu chưa dừng lại

Trong tuần qua, Pháp Luật TP.HCMđăng loạt bài “Cạm bẫy tín dụng đen công nghệ” phản ánh tình trạng người vay sợ hãi khi vay tiền qua app và cách đòi nợ kiểu khủng bố.

Sau khi các bài viết Kinh hoàng lãi suất vay qua app”, Không vay, trả hết nợ vẫn bị khủng bố”, “Vay qua app: Bị khủng bố bất kể ngày đêm” được đăng tải, chúng tôi đã nhận thêm nhiều lời kêu cứu của bạn đọc đã lỡ vay qua app. Bên cạnh đó, loạt bài cũng đã thu hút rất nhiều bình luận của bạn đọc.

Muốn trả hết nợ cũng không được

Sau loạt bài nói trên, anh Nguyễn Tấn M. (TP.HCM) gửi thông tin kêu cứu đến fanpage PLO: Anh Trường cần tiền gấp nên đã lỡ vay số tiền 2 triệu đồng trên một app vay tiền trong thời gian bảy ngày. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục trên app thì số tiền anh M. thực nhận chỉ còn 1,5 triệu đồng.

Chuyện không có gì đáng để nói đến khi anh M. quên một ngày không trả tiền thì có nhân viên liên tiếp gọi điện thoại đòi tiền, đe dọa và bêu xấu thông tin của anh trên Facebook. Chỉ sau 10 ngày, số tiền cả gốc lẫn lãi của anh đã là 5,3 triệu đồng.

Để chấm dứt khoản vay này, anh M. đã hẹn người thường xuyên gọi điện thoại đòi tiền đến gặp mặt trực tiếp để tất toán và viết giấy cam kết nhưng người này không chịu. Vì thế hằng ngày anh vẫn phải sống chung trong nỗi lo sợ bị khủng bố nếu như không kịp trả hết tiền.

Tương tự, một trường hợp khác là bạn đọc Yến Nhi viết mail đến báo phản ánh: Chị có vay tiền bên các app lãi suất cao, nay không còn khả năng trả thì bị họ đưa hình ảnh lên Facebook và gọi điện thoại cho những người thân làm phiền.

“Giờ em rất quẩn trí, không làm việc gì được hết. Em khẩn cầu xin hãy can thiệp giúp em” - chị Nhi viết mail mỗi ngày cho chúng tôi.

Đã có rất nhiều trường hợp được nêu trong loạt bài phản ánh với nhiều câu chuyện khác nhau. Người thì muốn được trả tiền cho xong cũng không được, người thì đã trả xong món nợ rồi nhưng vẫn bị tiếp tục đòi nợ. Thậm chí còn có người bị nhân viên đòi nợ nhiều quá đến mức bị trầm cảm và có ý định tự tử.

Chúng tôi tin chắc rằng số lượng người kêu cứu này chỉ là con số rất nhỏ trong số những người đang vướng phải hình thức vay tiền này.

Những bài báo thu hút nhiều sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua. 

Người vay cần tỉnh táo

Khi đã rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, bị đòi nợ theo kiểu khủng bố, những người đi vay dần bị dồn vào trạng thái mất phương hướng không có lối ra.

Người đi vay chỉ còn biết cầu cứu tới các cơ quan chức năng và mong báo chí lên tiếng. Đó là phần lớn bình luận của bạn đọc trong loạt bài vừa qua.

Bạn đọc Hoàng Hùng bình luận: “Hiện tại, rất nhiều người bị vướng vào hình thức này. Tuy biết vấn đề phát sinh là do người vay nhưng cũng rất mong các ban, ngành chức năng vào cuộc xử lý hình thức vay nặng lãi này. Xin cám ơn”.

Bạn đọc Trần Vy thì viết: “Mong Pháp Luật TP.HCM viết nhiều bài về app cho vay kiểu trời ơi để cho Bộ TT&TT ngăn chặn các app này, người dân đỡ khổ. Dân nghèo mới biết xài điện thoại ở các tỉnh dính vào khổ nhiều lắm”.

Đồng quan điểm, bạn đọc Vũ Anh Đức ý kiến: “Mong các nhà báo dùng ngòi bút mạnh mẽ hơn để các cơ quan pháp luật vào cuộc, tiêu diệt tín dụng đen cho người dân”.

Các bình luận của bạn đọc cũng nêu khuyến cáo chính các cá nhân đi vay cần phải tỉnh táo, đừng để mình dễ bị lừa, rơi vào bẫy.

“Vụ việc ra cớ sự như hôm nay là do đâu? Sự thiếu hiểu biết của người dân, sự dễ dãi chấp thuận trong khâu thủ tục của người vay cùng với đó là lỗ hổng pháp lý chưa được lấp. Chính người vay hãy tỉnh táo trước khi nhấn nút vay để tự cứu mình” - bạn đọc Hoàng Thiên Vương bình luận.

Vụ án Hồ Duy Hải: Cần xử lý các điều tra viên sai phạm

Trong tuần qua, bài viết “Có thể đình chỉ vụ án Hồ Duy Hải” cũng nhận được nhiều bình luận từ bạn đọc.

VKSND Tối cao vừa có kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị TAND Tối cao hủy án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An và án phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã kết tội Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người và cướp tài sản để điều tra lại.

Hồ Duy Hải là bị cáo trong vụ án giết người rúng động dư luận diễn ra cách đây 11 năm trước tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, Long An).

“Trong trường hợp Hải bị oan thì ai là hung thủ? Hơn 10 năm nay hung thủ ung dung, nhởn nhơ tự tại ngoài xã hội, pháp luật không nghiêm minh mới là điều đáng sợ nhất” bạn đọc Hoàng

 “Nguyên tắc suy đoán vô tội cần phải được đề cao. Đặc biệt, cần xử lý các điều tra viên cố tình vi phạm tố tụng”
-
 bạn đọc Hồng Anh

“Tại sao kết án tử hình khi mà vật chứng gây án đi mua ở chợ, dấu vân tay ở hiện trường thì không trùng khớp? Có hay không sự thông đồng, giấu giếm để đạt được mục đích nào đó trong vụ án này?” - bạn đọc Hai Lúa 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm