Tranh cãi quanh việc không xử lý vợ bác sĩ ném xác

Bạn đọc Viên Mẫn viết: “Tôi thấy rõ ràng hành vi của vợ bác sĩ Cát Tường là không tố giác tội phạm, là che giấu tội phạm. Nếu bà vợ này tố giác sớm thì biết đâu đã tìm được thi thể của chị Huyền và sẽ tìm ra chân tướng của vụ án. Vậy mà khi đã rõ hành vi biết chồng ném xác mà không đi báo công an, bà này lại vẫn không bị tội. Sao vô lý vậy?”. Bạn đọc Trần Đình Thảo cũng có cùng quan điểm với bạn Viên Mẫn.

Tuy nhiên, bạn đọc Hoang Anh giải thích: Theo BLHS thì tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm chỉ áp dụng với những người có hành vi che giấu/không tố giác một số tội có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội (Ví dụ như là giết, hiếp, cướp, ma túy, hối lộ…, liệt kê dài dằng dặc ở Điều 313). Hai tội mà ông BS Tường phạm phải đều không nằm trong danh sách này.

Chưa kể, theo Điều 314 thì nếu người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng (có mức án cao nhất trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).

Chưa thỏa mãn với giải thích trên, bạn Anh Đỗ nêu quan điểm: “Làm sao chứng minh vợ BS Tường có can ngăn? Trong khi hành vi không tố giác tội phạm đã rành rành thế kia?”. Cùng chung nghi vấn, bạn đọc Dung cho rằng “Lý luận sai bét, ba người trên xe đều là đồng phạm, ai chứng nhận là vợ BS Tường đã can ngăn chồng không nên ném xác, có phải là đang tìm mọi cách để làm nhẹ tội?”. Trả lời băn khoăn này, bạn đọc Trần Hùng khẳng định: “Có can hay không can thì vợ BS Tường vẫn không bị tội theo luật, trừ khi bà ấy tham gia ném xác (bàn bạc, giúp sức...với chồng) thì mới bị tội (đồng phạm) như chồng”.

Như PLO đã đưa tin, cáo trạng của VKSND TP Hà Nội truy tố BS Tường hai tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” (Điều 246 BLHS, mức án cao nhất đến 5 năm tù) và “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” (Điều 242 BLHS, mức án cao nhất đến 15 năm). Theo cáo trạng, vợ BS Tường đi cùng xe với chồng lúc ông này đưa xác chị Huyền đi phi tang và đã cố gắng ngăn BS Tường không nên ném xác chị Huyền xuống sông Hồng nhưng không được. Do đó, cơ quan chức năng đã không truy cứu trách nhiệm hình sự của vợ BS Tường.

TS 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm