Phải đặt bao nhiêu tiền để được bảo lãnh xe?

Một ngày trước, tôi bị cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt về hành vi điều khiển xe khi đã uống rượu bia. Theo kết quả đo hơi thở có thấy nồng độ cồn trong cơ thể tôi vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Tôi bị CSGT xử phạt 35 triệu đồng và tạm giữ ô tô. Nay tôi muốn đặt tiền bảo lãnh xe thì phải đặt bao nhiều tiền? Điều kiện để được bảo lãnh xe ra sao?

Bạn đọc Nguyễn Văn Tài (nguyentai…@gmail.com)

Luật sư Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Về mức tiền phải đặt để được bảo lãnh phương tiện bị tạm giữ, điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2020 (có hiệu lực ngày 1-5-2020) quy định mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm.

Trường hợp cá nhân vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

Trường hợp của anh Tài, anh điều khiển xe khi đã uống rượu bia, nồng độ cồn trong hơi thở của anh vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.

Theo mức nồng độ cồn này, anh Tài vi phạm điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019. Mức phạt với người vi phạm hành vi này là 30-40 triệu đồng.  

Căn cứ theo quy định vừa nêu tại Nghị định 31/2020, anh Tài phải đặt tiền bảo lãnh thấp nhất là 40 triệu đồng.

Đồng thời, theo Điều 14 Nghị định 31/2020 để được bảo lãnh phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, cá nhân vi phạm phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn. Cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.

Thứ hai, người vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

Thứ ba, người vi phạm không thuộc các trường hợp không được giao phương tiện vi phạm bị tạm giữ cho người vi phảm bảo quản, cụ thể:

-  Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự.

- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông.

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa.

- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

Hết lạm dụng việc giam xe vi phạm
Hết lạm dụng việc giam xe vi phạm
(PL)- Có một bất cập lớn tồn tại quá lâu trong việc xử lý các vi phạm giao thông. Dù biết rõ không thể bảo quản tốt nhưng CSGT vẫn cứ giam rất nhiều xe vi phạm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm