Hiệu lệnh của CSGT được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2016/BGTVT) về Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:
- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
- Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Ảnh: Internet

Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

Ngoài ra, trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu phương tiện tham gia giao thông đã đi vượt qua vạch sơn số 7.1 “Vạch dừng xe” tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch sơn phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.
Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm