Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực

Sự việc này được trưởng ấp và trưởng công an xã chứng kiến và được họ ghi ghép cẩn thận. Nay xin hỏi, tôi cần làm thủ tục gì để công nhận di chúc của cha tôi là hợp pháp.

Bạn đọc Nguyễn Văn Tân (vantan…@gmail.com)

Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn những điều kiện nhất định.

Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Vậy, việc lập di chúc miệng phải trong trường hợp thực sự cấp thiết do bị bệnh tật hay các nguyên nhân khác mà không thể lập được di chúc bằng văn bản.

Thứ hai, khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Trong trường hợp của anh Tân, di chúc miệng cho cha anh để lại đã được hai người làm chứng và được người làm chứng ghi ghép thành văn bản. Do đó, anh Tân cần nhanh chóng công chứng hoặc chứng thực bản di chúc này để di chúc có hiệu lực.

Trường hợp di chúc miệng không hợp pháp thì di sản do cha anh Tân để lại sẽ được phân chia theo pháp luật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm