Sửng sốt: Mì Gấu đỏ thuê 'diễn viên' để mua nước mắt của khách hàng

Thương hiệu sụp đổ?

Xung quanh câu chuyện Clip quảng cáo của mì Gấu đỏ phát trên VTV và ngay sau khi được đăng tải trên mạng Internet, đoạn clip quảng cáo mang tên Gấu đỏ - gắn kết yêu thương đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng.
 

Đã có rất nhiều các ý kiến tranh luận, trái chiều nhau được đưa ra xung quanh việc sử dụng hình ảnh các nhân vật trong đoạn clip cũng như khoản tiền được trích ra đóng góp giúp đỡ các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo từ việc mua mỗi gói mì Gấu đỏ...

Trong Clip
quảng cáo mì Gấu đỏ của công ty Thực phẩm Á Châu mở ra với hình ảnh cậu bé Tuấn cùng nụ cười hồn nhiên, vô tư xô cánh cửa bệnh viện, bước vào tạm biệt mọi người để ra về với những ký ức thật ngọt ngào. Ký ức về câu chuyện vui của người bệnh nhân thân quen, về nụ cười ấm áp của cô y tá, sự ân cần, hóm hỉnh của bác sỹ điều trị. Tuy nhiên, với bố mẹ Tuấn, ngày ra viện lại là ký ức buồn vì họ không có đủ kinh phí để tiếp tục điều trị cho Tuấn. 

Những nụ cười và giọt nước mắt đan xen, niềm vui của Tuấn và nỗi đau của những người làm cha, làm mẹ cùng sự xót xa của các bác sĩ. Từ đó, đon clip khép lại với một lời kêu gọi đầy tính nhân văn, cao cả: “Thêm một gói mì Gấu đỏ là thêm một hi vọng cho những trẻ em nghèo như Tuấn được chữa bệnh”.

Cụm từ “những trẻ em nghèo như Tuấn được chữa bệnh” vang lên, khiến hàng triệu khán giả xem truyền hình tin rằng: Nhân vật Tuấn là có thật, câu chuyện cảm động đang phát trên sóng truyền hình của cả nước kia là hoàn toàn không bịa đặt. 

Thêm vào đó những cái tên cụ thể, rõ ràng, rành mạch như bác Long, cô y tá Mai, bác sỹ Quang củng cố hơn niềm tin ấy của người xem. Thậm chí, chính gia đình tôi ngay sau khi xem clip quảng cáo đã yêu cầu tôi gọi điện trực tiếp cho chương trình để hỏi thông tin cụ thể về bé Tuấn với mong muốn được góp sức phần nào đó giúp đỡ, an ủi Tuấn.

Nhưng thật sửng sốt khi phát hiện ra sự thật, nó giống như một câu chuyện giả dối được dàn dựng để đánh lừa khách hàng? Một lần nữa, lòng nhân ái của khán giả lại bị tổn thương. 

Tôi cảm thấy bất ngờ, hụt hẫng khi được biết nhân vật lên màn ảnh nhỏ không phải là bé Tuấn nghèo khổ, bị mắc bệnh ung thư, không có tiền chữa trị mà là một người hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, hay nói chính xác hơn cậu bé đóng trong clip đó chính là một 'diễn viên' đóng thế. 

Nguyễn Văn Hùng, anh bạn tôi, một người làm bên truyền thông, quảng cáo đã từng nói: Nếu thương hiệu xây trên một điều không có thực thì thương hiệu đó sẽ không bền vững, dễ dàng bị lung lay hoặc một lúc nào đó sẽ sụp đổ hoàn toàn. “Nếu ai đó phát hiện ra nhân vật Tuấn không có thật thì niềm tin của họ sẽ mất. Và khi niềm tin đã mất thì có còn gì nữa đâu, sẽ bị sụp đổ?!”.

Nhân vật Tuấn trong Clip là 'diễn viên đóng thế
'?

Trong khi đó, chương trình Gấu đỏ- gắn kết yêu thương” đã thừa nhận: “Trường hợp bé Tuấn là đại diện của những bệnh nhân ung thư máu mà chúng tôi muốn kêu gọi mọi người hướng tới… Vì là clip dài nên chúng tôi mượn Tuấn để minh họa cho những hình ảnh mà chúng tôi muốn nói tới trong chương trình này?”. 

Đại diện của mì gấu đỏ giải thích thêm: Sức khỏe của những bệnh nhân ung thư máu rất yếu, hơn nữa, trong Sài Gòn, thời tiết nắng nóng nên các bệnh nhân nhí không thể tham gia quay trong một clip dài hơi. Hơn nữa, việc quay hình ảnh của các bé bị ung thư máu, các bác sỹ trong bệnh viện không cho phép và bản thân mì gấu đỏ cũng không tự cho phép mình quay những hình ảnh đáng thương như thế!.

Cứ cho lời giải thích này là hợp lý, và vẫn biết đó là chiêu quảng cáo của doanh nghiệp, nhưng để Tuấn diễn kịch, khơi dậy lòng thương của mỗi người, kêu gọi mua mì, góp thêm một hi vọng thì là đúng hay là sai? Tôi tự đặt câu hỏi: Liệu nó có khác gì so với cách những người ăn xin không què chân, què tay nhưng vẫn giả bộ lê lết ra đường ngửa tay xin của bố thí. Người đi đường sẽ rút tiền cho nhưng sau đó, bản thân người cho sẽ cảm thấy lòng thương của mình không được đặt đúng chỗ. 

Chả thế mà trên các diễn đàn mạng, các diễn đàn facebook, rất nhiều comment còn cho rằng quảng cáo mì Gấu đỏ chẳng khác nào hình thức doanh nghiệp lợi dụng hình ảnh để bán hàng dựa vào lòng trắc ẩn của cộng đồng...?

Và hơn hết, khi thông tin về Tuấn – nhân vật chính trong câu chuyện không có thực, chỉ là một sự dàn dựng khéo léo thì người xem cũng có quyền được hoài nghi: Liệu những thông tin khác của chương trình như trích ra 10 đồng cho mỗi gói mì được bán, ủng hộ trẻ em nghèo liệu có thực hay không?

Theo Giáo dục Việt Nam

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm