Số giờ nữ làm việc nhà cao gấp hai lần nam

Đối tượng nghiên cứu gồm 1.000 người dân và công chức, viên chức trong các hộ gia đình tại hai quận trên. Đề tài do TS Phạm Đức Trọng làm chủ nhiệm.

Đây là một nghiên cứu nhằm tư vấn cho việc hoạch định các chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội vì sự tiến bộ không chỉ của phụ nữ mà còn cho cả xã hội. Qua đó, có cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện Chỉ tiêu 1 - Mục tiêu 6 Quyết định số 4249/QĐ-UBND ngày 7-9-2011 của UBND TP về “Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống hai lần vào năm 2015 và xuống còn 1,5 lần vào năm 2020”.

Nghiên cứu cho thấy rằng cả nam lẫn nữ làm việc nhà ít nhất khoảng nửa giờ và cao nhất khoảng 10 giờ. Đáng chú ý là về số giờ trung bình/ngày làm việc nhà tính chung của toàn bộ mẫu khảo sát là bốn giờ/ngày, trong đó số giờ trung bình/ngày làm việc nhà của nam là 3,6 giờ/ngày và của nữ là 4,2 giờ/ngày. Thêm vào đó, số giờ/ngày làm việc nhà của nữ phổ biến nhất là bốn giờ, cao gấp hai lần so với nam.

Số giờ nam, nữ hằng ngày làm việc nhà.

Theo nghiên cứu này, yếu tố tác động đến việc nam giới thực hiện trách nhiệm chia sẻ việc gia đình (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp) gồm: Giới tính, tập quán, quan niệm xã hội, quan niệm về bình đẳng giới, theo cái mới và cuối cùng là vị thế vai trò của đàn ông. Trong năm yếu tố này, yếu tố tác động nhiều nhất đến việc đàn ông tham gia việc nhà là do ý thức chia sẻ trách nhiệm của đàn ông, thứ hai là do yếu tố tình yêu, thứ ba là do yếu tố truyền thống, thứ tư là yếu tố từ bạn bè và cuối cùng là yếu tố vị thế xã hội của người đàn ông. Những công việc trong gia đình mà cả hai giới thường làm cùng nhau là dọn dẹp nhà cửa, đi chợ mua sắm, kiếm tiền, chăm sóc trẻ, chi tiêu, chăm sóc người già, nấu ăn, giặt đồ…

Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu kiến nghị: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác truyền thông trong cư dân đô thị về Luật Bình đẳng giới, đặc biệt là nhắm đến đối tượng thanh niên trong độ tuổi kết hôn bằng cách mở những lớp tập huấn tập trung tại địa phương. Các ngành cần tuyên truyền trong cộng đồng dân cư rằng việc nhà không chỉ của phụ nữ, đồng thời chính các chị em phụ nữ cần thay đổi quan niệm không nên tự coi việc nhà chỉ là của mình, đặc biệt là trong các gia đình có mức sống nghèo và trung bình tại quận 10.

ĐÔNG YÊN

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.