Quy định rõ việc dùng con dấu của đại diện pháp nhân

Theo bạn Hoàng Văn Bằng thực tế từ trước tới nay, khi xảy ra tranh chấp thì người đại diện ký phải chịu trách nhiệm chứ con dấu chưa bao giờ phải chịu trách nhiệm.

Bạn đọc Lê Thành Ly (thanhthanhly@...) đồng tình và cho rằng công chứng viên hoàn toàn có thể căn cứ vào biên bản cuộc họp hội đồng thành viên và hợp đồng ủy quyền của giám đốc Công ty Vĩnh Tường cho bà Hạnh để chứng nhận hợp đồng. Bà Hạnh làm hợp đồng chuyển nhượng đã thể hiện đúng với ý chí của các hội đồng thành viên Công ty Vĩnh Tường nên không có gì sai so với quy định của pháp luật. Việc thiếu con dấu chỉ là do một trúc trắc về trình tự, thủ tục chứ không làm thay đổi bản chất vấn đề. Do vậy, tòa tuyên hợp đồng vẫn phải được thực hiện là chính xác.

Ngược lại, bạn đọc Quỳnh Anh (quận 5, TP.HCM) thì bảo con dấu là bằng chứng thể hiện ý chí và sự ràng buộc về mặt pháp lý của pháp nhân đối với giao dịch. Không có con dấu thì giao dịch không được coi là hợp pháp. Nếu cho rằng nó không có giá trị thì sao người ta lại dùng nó trong các giao dịch hằng ngày.

Cũng theo hướng này, bạn đọc Nguyễn Đình (Văn phòng Công chứng Dĩ An, thị xã Dĩ An, Bình Dương) cho biết nếu đất thuộc quyền sử dụng của Công ty Vĩnh Tường thì dù trong hợp đồng chuyển nhượng do chính giám đốc công ty (người đại diện theo pháp luật của công ty) đại diện ký kết hoặc bà Hạnh đại diện của công ty ký kết theo văn bản ủy quyền của giám đốc công ty thì cũng phải đóng dấu của công ty mới có giá trị về mặt pháp lý.

Trước vấn đề này, một số bạn đọc cho rằng nếu luật chưa rõ và có những ý kiến trái chiều nhau thì chúng ta cần thiết phải có những quy định rõ ràng để thực hiện, tránh sự suy diễn là làm sao cũng đúng.

TS

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm