Phân luồng học nghề mạnh ai nấy làm

Ông Thanh cho rằng nhận thức xã hội, gia đình và các địa phương về học nghề đã có chuyển biến nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền nhưng từ thực tế đến hiện thực vẫn còn khoảng cách khá xa. Công tác hướng nghiệp tại cấp THPT còn hạn chế do các giáo viên không thể nắm thông tin về thị trường lao động, thiếu kiến thức về hướng nghiệp mặc dù đã huy động nhiều giáo viên kiêm nhiệm.

Trong khi hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp thu hút được sinh viên học nghề nhờ có sự hỗ trợ kinh phí thì các trường nghề tư thục gần như không tuyển được học viên. Thậm chí các khu phố đã có tiêu chí thi đua, thành lập ban vận động các em đi học nghề nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong muốn. Ngoài ra, tiêu chuẩn và giá trị bằng nghề có phù hợp và được khu vực và các nước trên thế giới công nhận hay không cũng là điều đáng băn khoăn. “Thực tế có nhiều địa chỉ phân luồng, hướng nghiệp học sinh học nghề nhưng tại TP chưa có một bộ phận điều hành chung để biết ngành nào thiếu, ngành nào cần thợ trên cơ sở đó phân bổ, đào tạo nghề cho bài bản. Thậm chí chúng tôi là cơ quan tham mưu cho UBND TP nhưng cũng thú thực là rất lúng túng số liệu học nghề cụ thể là bao nhiêu” - ông Thanh nói.

P.ĐIỀN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm