Nhiều cạnh tranh về việc làm khi tham gia các hiệp định thương mại

Bà Lê Thanh Thúy, đại diện Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI cho rằng, trước đây EVFTA chỉ tập trung vào thương mại, hàng hóa là chính. Nay các hiệp định này mở rộng sang các lĩnh vực phi thương mại như môi trường, lao động, việc làm và yêu cầu cam kết sâu hơn, thực thi chặt chẽ hơn.

Theo đó khi tham gia TPP và EVFTA sẽ tạo ra nhiều việc làm tại Việt Nam do thu hút được nhiều nhà đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, xóa bỏ hàng rào thuế quan, cơ hội đưa hàng hóa ra thế giới. Tuy nhiên cơ cấu lao động lại chuyển dịch sang xu hướng lao động có tay nghề, công việc chuyên sâu, kỹ năng chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ và tác phong công nghiệp... Người lao động cũng đối mặt với áp lực mất việc làm nếu không nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Theo đó đặt ra yêu cầu đào tạo nghề phải chuyên sâu, thuần thục các kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp… Mặt khác quan hệ lao động trở nên “nóng” hơn do khác biệt về lãnh thổ vùng miền…

Về giải pháp để khắc phục những thách thức trên, bà Thúy cho rằng cần xây dựng chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ người lao động khi dịch chuyển sang các nước làm việc. Đồng thời lập các Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động quốc gia để dự báo cung cấp thông tin xu hướng thị trường lao động ổn định, rõ ràng. Về phía doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ người lao động có tay nghề, tăng cường đối thoại nơi làm việc để giữ chân người lao động.

Trước boăn khoăn về vai trò của tổ chức công đoàn sẽ như thế khi tham gia vào các hiệp định, các đại biểu nhìn nhận, sẽ không có gì thay đổi lớn vì luật định tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội. Do đó cần đầu tư có chiều sâu, hoạt động thực chất để bảo vệ người lao động, thay vì thành lập nhiều tổ chức đại diện nhưng chưa chắc đã bao phủ và bảo vệ được quyền, lợi ích người lao động. Tuy nhiên một nghích lý được các đại biểu nêu là cán bộ công đoàn hưởng lương từ doanh nghiệp nên khó hoạt động độc lập.

Về vấn đề này, ông Trần Hảo Trí, Phó phòng quản lý lao động (Ban quản lý các KCX-KCN TP.HCM) cho rằng cần minh định rõ vấn đề độc lập về tiếng nói, tự chủ chứ không phải độc lập về con người. Theo đó không nên thành lập nhiều tổ chức đại diện người lao động, vì như vậy sẽ cạnh tranh không lành mạnh khi bảo vệ cho nhóm chứ không bảo phủ diện rộng, gây bất ổn về môi trường đầu tư, ảnh hướng đến trật tự xã hội…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm