Nhập khẩu, mua bán tôm càng đỏ sẽ bị xử lý sao?

Cục quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đang khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Tổng cục về tăng cường kiểm tra tôm càng đỏ tại Việt Nam. Chi cục đã chỉ đạo các Đội QLTT nắm tình hình, kiểm tra và xử lý ngay nếu thấy tôm càng đỏ xuất hiện trên thị trường.

Theo Công văn 3438/BNN-TCTS về tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thì loài tôm càng đỏ không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại.

Đặc biệt, qua công văn 3438, Bộ NN&PTNT xác định việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.

Vậy nếu cá nhân nhập khẩu loại tôm càng đỏ thì sẽ bị xử lý như thế nào?  Theo Điều 43 Nghị định số 155/2016 quy định đối với hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị xử phạt với mức phạt thấp nhất từ 20 triệu đồng đến 40 triệu (đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 10 triệu đồng). Khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi này lên tới từ 920 triệu đồng đến 1 tỉ đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 230 triệu đồng đến dưới 250 triệu đồng.

Ngoài ra, chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Cũng theo nghị định 155/2016, hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển loài ngoại lai xâm hại (ngoài phạm vi khu bảo tồn) bị xử phạt như sau: Phạt tiền với mức thấp nhất từ 20 đến 40 triệu đồng (đối với hành vi gây thiệt hại trị giá đến dưới 10 triệu đồng); cao nhất từ từ 560 triệu đồng đến 640 triệu đồng (đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 140 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng).

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.