Các con nghiện vô tư tiêm chích ma túy giữa đường phố TP.HCM. Ảnh: TL-HK
Nhưng từ thực trạng nóng bỏng này, một câu hỏi được xới lại: Phải xem người nghiện là bệnh nhân đáng thương hay đối tượng cần xử lý? Bởi vì chọn câu trả lời nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm xây dựng khung pháp luật để xử lý người nghiện - vấn đề nhức nhối hiện nay.
Khi thảo luận về sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng (tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XII, tháng 5-2008), quan điểm coi người nghiện là người mắc bệnh mãn tính, chịu sự ảnh hưởng của ma tuý chiếm đa số, chỉ có thiểu số đặt lại vấn đề. Theo đó, nhiều đại biểu cho rằng phải coi người nghiện là bệnh nhân vì trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý có người do bị sức ép công việc, sức ép xã hội, có người thấy bế tắc trong cuộc sống, có người do bồng bột đua đòi và không làm chủ được mình.
Trương Tấn Thọ (trái) và Dương Phú Lợi là đối tượng tham gia vụ cướp gây tử vong cho một cô gái xảy ra hồi tháng 8-2014. Cả hai đều nghiện ma túy đá.
Cảnh báo về một “thảm họa quốc gia”
Trong khi đa số ý kiến đồng tình với quan điểm phải coi người nghiện là bệnh nhân thì chỉ có một ý kiến không đồng tình, như PLO đã thông tin. “Trong điều kiện của nước ta hiện nay và trong tình hình ma tuý hiện nay thì chưa nên đặt vấn đề như quan điểm này. Nếu như đây trở thành một quan điểm chính thống của Quốc hội để xây dựng luật và tới đây sửa tiếp Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự sẽ trở thành một vấn đề rất nguy hại cho xã hội. Tôi đồng tình là phải có quan điểm nhân đạo, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện, nhưng đối với chúng ta thì phải theo từng nấc thang tiến bộ của xã hội đến đấu, kinh tế phát triển đến đấu, ý thức tự giác của dân đến đâu, ý thức dân luật đến đâu chúng ta làm đến đó, đừng nói vội”- đại biểu Trần Bá Thiều (Hải Phòng) phân tích.
Ngày 1-10-2014, người dân TP rúng động vì vụ trọng án giết người phân xác phi tang. Cả hung thủ lẫn nạn nhân đều nghiện ma túy.
Đại biểu này cũng cho rằng không nên bãi bỏ Điều 199 BLHS (quy định tội sử dụng ma túy trái phép) bởi theo ông , điều luật này đang có một giá trị phòng ngừa rất tích cực, tại sao lại bỏ điều này đi. “Tôi thấy đây là một vấn đề hết sức mạo hiểm. Quan niệm rất nhân văn, rất tiến bộ nhưng không phù hợp với điều kiện hiện nay và sẽ là một thảm họa quốc gia nếu chúng ta bỏ cái này. Tôi xin cam đoan với các vị đại biểu Quốc hội như vậy. Nếu các vị đặt là vấn đề như hiện nay, còn sau này tiến bộ lên và phát triển lên, chúng ta sẽ tính toán tính thế nào cho hợp lý”- ông cảnh báo.
Những quy định ấy có mục đích tốt nhưng dường như chưa thực sự phù hợp với thực tiễn VN nên đã gây quá nhiều hệ lụy. Hệ quả là chỉ riêng ở TP.HCM gần một năm qua, số người nghiện đã tăng thêm 7.000 người, nâng số người nghiện tại TP lên 19.000 người. Và theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, PGĐ Công an TP, “do không được đưa đi cai, người nghiện tụ tập thành băng nhóm, tổ chức các vụ phạm pháp hình sự”.
Lưu Văn Lộc cầm đầu một nhóm cướp nghiện hàng đá bị công an bắt giữ vào tháng 8-2014. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp)
PLO kính mời quý bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến, nhằm tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất để vừa đảm bảo an toàn cho xã hội nhưng cũng giúp những người chẳng may dính vào ma túy có thể sớm hòa nhập cộng đồng, trở thành người sống có ích. Mọi đóng góp xin gửi về plo@phapluattp.vn hoặc ở phần bình luận dưới bài viết này. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến của quý bạn đọc cả nước.
Sử dụng ma túy không phải tội phạm Từ 1-1-2010 trở về trước, ở Việt Nam, việc sử dụng ma túy trái phép bị coi là tội phạm với mức phạt đến 5 năm tù. Cụ thể, Điều 199 Bộ luật hình sự 1999 quy định như sau: 1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Sau đó, với quan điểm coi người nghiện là bệnh nhân chứ không phải tội phạm, QH đã bãi bỏ điều luật nói trên. Có lẽ đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nghiện công khai hút chích tại TP.HCM mà báo chí đã nhiều lần phản ánh.
|
Huỳnh thị Kim Anh
Phạm Trần Kiều
Cần phải xem xét góc độ "đáng thương" lại - nếu để người nghiện như tình trạng hiện nay, dù chiếm % nhỏ trong xã hội nhưng gây ra bao nhiêu thảm họa, bi kịch, và đủ mọi hệ lụy khác - dẫn đến sự "đáng thương" cho cộng đồng dân cư chiếm % đa số.
Vậy nên, không thể xem xét người nghiện ở khía cạnh "nhân quyền" vậy được vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân quyền của đa số công dân còn lại.
Nếu có một nghiên cứu thực sự, tin rằng % không tái nghiện rất thấp, mà tái nghiện và phạm tội hình sự lại chiếm đa số. Còn việc cắt cơn, thực sự không quan trọng, chả cần đến thuốc này thuốc nọ, trên thực tế chỉ cần cách ly 1-2 tuần là con nghiện cắt cơn thôi. Nhưng việc không tái sử dụng mới đáng nói, liên quan đến nghị lực, môi trường, việc làm... xã hội khi chưa có phương án giải quyết được thì, có lẽ cần biện pháp cách ly để đảm bảo ổn định xã hội.
TRẦN THẾ HÙNG.
thongly
Nguyễn thành Tâm
HuyNam
bùi xuân tứ
teo
Bá Đào
Binh an
Hiện thêm bình luận
HủyTrả lời bình luận