Mọi người dân có quyền biết sự thật lịch sử

Thế hệ trẻ ngày nay nói đến ngày 2-9, 30-4… có thể rành sáu câu nhưng những cuộc chiến sau năm 1975 còn mù mờ. Thông tin chính thống trong sách vở hạn chế, tuyên truyền trong cộng đồng càng ít ỏi hơn.

Phải chăng đó là cơ hội để cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân dân Việt Nam khỏi quân xâm lược Trung Quốc bị phía Trung Quốc giải thích hoàn toàn ngược lại rằng đó là “cuộc phản kích tự vệ của Trung Quốc”. Trong hai bên, một bên lên tiếng rụt rè thì gần như lợi thế quyền phát ngôn nghiêng về đối phương.

Đã đến lúc trả lại cho mọi người dân Việt Nam quyền được biết về sự thật lịch sử của nước mình. Biết nhiều, biết rõ, thậm chí đa chiều để có cơ sở đối chiếu, hiểu tận tường quá khứ của ông cha.

Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. (Ảnh trên plo.vn)

Ngay khi bài viết Giữ từng tấc đất trong cuộc chiến tháng 2-1979 được đăng tải, hàng loạt bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCMđã gửi ý kiến về, mong muốn được biết rõ hơn trang lịch sử giai đoạn này của nước nhà.

Độc giả Hải Hà thiết tha: “Có được không nếu báo Pháp Luật TP.HCM lập một chuyên mục nói về cuộc chiến tranh xâm lược này cho nhân dân và đặc biệt là các thế hệ trẻ biết”. Mong muốn của bạn đọc cũng chính là nguyện vọng và mục tiêu của những người cầm bút, làm công tác tuyên truyền hôm nay.

Khi thời gian đã có một độ lùi nhất định, khi thế giới đã có những chuyển biến tích cực, công bằng hơn về cách nhìn nhận, hành xử trước vấn đề chủ quyền của một quốc gia, có lý do gì để không dám nói thẳng?

Lênh tổng động viên toàn quốc ngày 5-3-1979 của

Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng

Cách tuyên truyền của Trung Quốc về cuộc chiến năm 1979 đang “đổi đen, thay trắng”, xuyên tạc bản chất của vấn đề. “Đó là điều không thể chấp nhận được. Trong khi đó chúng ta thế nào, tại sao những dữ liệu này mới chỉ được công bố vài năm trở lại đây?” - một bạn đọc bức xúc.

Chúng ta đã vô tình mở đường cho các dư luận viên, các trang thông tin lề trái có cơ hội xuyên tạc, bôi xấu lịch sử bởi chính sự kiệm lời của mình. 

Đúng như độc giả Duy Sơn đã nói “lịch sử vinh quang của dân tộc mãi mãi phải được khắc ghi”, và trước khi khắc ghi một vấn đề gì người ta phải được biết và hiểu rõ về nó.

Lịch sử của đất nước ta hào hùng, nếu bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào đều là có tội với cha ông và các thế hệ mai sau - đó là mong muốn của rất nhiều comment của bạn đọc gửi đến Pháp Luật TP.HCM online.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm