Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng

Trong nếp cũ, nhà nghiên cứu Toan Ánh viết: “Lễ Thượng nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đình đến dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này.

Người dân chọn Núi Bà Đen - Tây Ninh để cầu một năm may mắn. Ảnh: NT

Theo đạo Phật, nguồn gốc lễ Thượng nguyên như sau: Ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật, các tín đồ phật giáo trong những ngày này đều rủ nhau đi chùa”.

Đông đảo người dân đến chùa Bà Châu Đốc dâng hương từ tết đến rằm tháng giêng. Ảnh: NT

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Tết Nguyên tiêu hay tết Thượng nguyên. Theo sách Trung Hoa, lễ Thượng nguyên không phải là một ngày lễ Phật. Trước đây chính là tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ.

Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng, giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng cũng với ý nghĩa quan trọng ấy.

Rằm tháng Giêng ở Việt Nam xa dần điển tích nguyên thủy của Trung Hoa mà nhập vào Phật giáo. Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm tháng Giêng nhưng trong dân chúng thì đây là dịp lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.

Lễ vật cúng Phật trái cây, chè trôi nước, xôi, đĩa lạc (đậu phộng) muối. Ảnh: NT

Chủ tịch Hồ Chí Minh có sáng tác một bài thơ tựa đề Rằm tháng Giêng nhân ngày tết Nguyên tiêu năm Mậu Tý 1948 tại chiến khu Việt Bắc.

Tết Nguyên tiêu tại TP.HCM thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, Quận 5… Giao thừa ra quận 1, Nguyên tiêu về quận 5”.

Đầu năm đi chùa cúng sao hạn từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng. Ảnh: NT

GS-TS-VS Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam viết: “Không chỉ có ngày đầu năm mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng, thêm vào đó tháng này công việc lại ít nên tháng Giêng có nhiều tết hơn hẳn các tháng khác. Bởi thế dân gian ta có các câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” hoặc “tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc”. Quả thật trong tháng Giêng có rất nhiều dịp lễ hội.

Ngày rằm ngoài lễ vật cúng Phật, còn Thần Tài-Thổ Địa. Ảnh: NT

Ngoài tết Nguyên đán còn có dịp cúng rằm tháng Giêng hay còn gọi là tết Thượng nguyên. Ngày này cũng là ngày vía của phật A Di Đà cho nên người ta mới nói rằng “lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.

Lễ vật: Ngoài trái cây ngũ quả, còn có các lễ vật quả cau, lá trầu, nhang (hương), đèn nến, trà, rượu, vàng mã, chè xôi. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Cúng cả bàn thờ thiên trước nhà

Còn cúng ông Công, ông Táo

Bàn thờ cúng gia tiên

nhưng không thể thiếu chè trôi nước

Ngày tết Nguyên tiêu các gia đình thường sắm hai lễ: cúng Phật, cúng thần linh; cúng gia tiên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm