Làm gì khi nhận các cuộc gọi giả danh công an?

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra nhiều vụ đối tượng giả danh lực lượng công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bà LTAN (ở tổ 13, phường Trần Hưng Đạo, TP Quảng Ngãi) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại +28398120150 và số 01882572125 của hai người tự xưng là công an đang điều tra vụ lừa đảo. Họ nói bà đang có tài khoản 3 tỉ đồng tại Hà Nội là số tiền lừa đảo cần phong tỏa, yêu cầu bà rút hết tiền trong tài khoản hiện có chuyển qua cho họ để phục vụ điều tra. Bà LTAN đã đến Ngân hàng VietinBank rút toàn bộ số tiền tiết kiệm hơn 91 triệu đồng và chuyển vào số tài khoản 108867921354 mang tên Lê Minh Dũng.

Mới đây, Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa thông tin đến người dân để cảnh báo thêm có nhiều đối tượng giả danh lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ để lừa bán tài liệu, phương tiện PCCC.

Thủ đoạn của các đối tượng là gọi đến kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp để gợi ý mua các tài liệu, phương tiện PCCC.

“Số tiền mà các đơn vị thanh toán cao gấp nhiều lần so với giá niêm yết của tài liệu và phương tiện trên. Đây là hình thức lừa đảo tuy không mới nhưng lợi dụng tâm lý các đơn vị e ngại lực lượng công an kiểm tra, các đối tượng đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại tài sản của nhân dân và nhất là đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành công an” - Đại tá Nguyễn Thanh Trang, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, nêu rõ trong thông báo.

Trực ban hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm. Ảnh: TIẾN QUÂN

Để tránh bị mất tiền oan, Công an tỉnh Quảng Ngãi lưu ý người dân ghi nhớ hai điều:

1. Công an không thông báo kiểm tra bằng điện thoại

Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đối với lực lượng công an, khi thực hiện công tác kiểm tra cơ quan, cơ sở, đơn vị thì sẽ lập lịch và kế hoạch kiểm tra, gửi thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian kiểm tra cho đơn vị trước thời điểm kiểm tra ba ngày làm việc. Đặc biệt, công an tuyệt đối không bao giờ thông báo kiểm tra bằng điện thoại.

2. Gọi ngay trực ban hình sự

Khi phát hiện các thủ đoạn lừa đảo tương tự, công dân hoặc đại diện tổ chức phải thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc trực ban hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi qua số điện thoại 069.4309410 để xác minh làm rõ. Tuyệt đối không thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng như cung cấp số tài khoản, địa chỉ cơ quan, doanh nghiệp hoặc chuyển tiền qua tài khoản mà chúng cung cấp.

Dùng số điện thoại hiện đầu số của công an để lừa đảo

Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hải Phòng cũng vừa có cảnh báo nhiều nhóm tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông đã dùng số điện thoại ảo hoặc hiện đầu số của lực lượng công an 000113, 84000113 gọi điện thoại đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Trước đó, ngày 13-12-2018, bà Đ. (quận Dương Kinh, Hải Phòng) nhận được cuộc điện thoại từ số máy bàn của một phụ nữ giới thiệu là Hoàng Thị Nghĩa làm ở “công an phòng, chống tội phạm”. Người này hỏi bà về một số vấn đề liên quan tài khoản ngân hàng, sau đó nối máy cho bà Đ. nói chuyện với một người đàn ông xưng là đại tá công an Trần Tuấn Bình.

Làm gì khi nhận các cuộc gọi giả danh công an? ảnh 2
Zhou Ren (quốc tịch Trung Quốc) và Nông Văn Việt trong nhóm lừa đảo. Ảnh: ĐỖ HOÀNG

“Đại tá” này cho biết bà Đ. đang liên quan đến một vụ mua bán trái phép chất ma túy, tài khoản ngân hàng của bà đã được nhóm buôn ma túy chuyển vào hàng trăm tỉ đồng. Sau khi hăm dọa, người này yêu cầu bà Đ. phải chuyển tiền vào tài khoản mang tên Hoàng Thị Nghĩa tại Chi nhánh Ngân hàng Agribank Phục Hòa (Cao Bằng) để “kết hợp công an điều tra”.

Hoảng sợ trước chiêu hù dọa của nhóm người này, bà Đ. đã chuyển số tiền 283 triệu đồng vào số tài khoản mà nhóm này cung cấp.

Ngày 14-12-2018, sau khi tiếp nhận đơn trình báo của bà Đ., Phòng CSHS Công an TP Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc xác minh, bước đầu đã triệu tập một số đối tượng liên quan để phục vụ điều tra, trong đó cóZhou Ren (quốc tịch Trung Quốc) và Nông Văn Việt. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ra quân bắt chó thả rông, không rọ mõm

Ra quân bắt chó thả rông, không rọ mõm

(PLO)- Đội bắt chó thả rông của UBND phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM tiếp tục ra quân bắt giữ chó thả rông, không rọ mõm, xử phạt thêm nhiều trường hợp chủ nuôi vi phạm.

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.