Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn

Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ những sản phẩm nông thủy sản bẩn, chất lượng kém hoặc nhiễm độc từ môi trường làm người tiêu dùng lo lắng.
Để giúp người tiêu dùng đảm bảo được sức khỏe của gia đình trong việc sử dụng thực phẩm an toàn, báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn.
Khách mời: Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Thời gian: 9 giờ sáng ngày 23 tháng 6 năm 2015.
Địa điểm: Báo Pháp Luật TP.HCM, 34 Hoàng Việt, Q.Tân Bình, TP.HCM

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 1

Ông Mai Ngọc Phước, Quyền Tổng biên tập báo Pháp luật TP. HCM trao hoa cho bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh Dưỡng.

(PLO) - Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được rất nhiều người quan tâm, nó ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sức khỏe của người tiêu dùng.

  • 1. Thời gian: 00:00 23/06/2015
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách khách mời

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

user
Phi Yến, Thủ Đức,
Tôi đọc nhiều tài liệu viết rằng với món chiên rán, không nên tẩm ướp thực phẩm với bột ngọt. Điều này đúng hay sai, vì sao?
Cảm ơn bs đã trả lowifg.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Chúng ta vẫn có thể ướp bột ngọt với thực phẩm cần chiên, rán. Cũng cần lưu ý việc thường xuyên ăn những thực phẩm chiên, rán với nhiệt độ cao có thể dẫn đến một số các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như béo phì, rối loạn mỡ máu, một số bệnh lý ung thư đặc biệt là ở đường tiêu hóa. Lưu ý, để bột ngọt phát huy hiệu quả tốt nhất thì đối với thực phẩm chiên, rán; nên tẩm ướp trước để bột ngọt thấm sâu vào thực phẩm; không nên rắc bột ngọt lúc đang chế biến trên bếp vì có thể bột ngọt không tan hết.

user
Trần Hồng Thu, 50
Vừa qua tôi thấy quản lý thị trường bắt rất nhiều cơ sở sản xuất bột ngọt giả các nhãn hiệu lớn, đa số bột ngọt này là loại bột ngọt ký (bột ngọt xá) bán ở chợ. Vậy xin bác sĩ cho biết dùng những bột ngọt không có thương hiệu như vầy thì có ảnh hưởng gì cho sức khỏe, hiện tượng của trúng độc các loai bột ngọt này là gì?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Bột ngọt là gia vị được sử dụng hằng ngày trong hầu hết các gia đình ở Việt Nam. Việc lựa chọn các loại bột ngọt đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm vì vậy lại càng quan trọng. Hiện chúng ta có nhiều thương hiệu sản xuất bột ngọt có uy tín, có quá trình được sử dụng trong đời sống lâu dài, được sản xuất và kiểm soát theo các quy trình tiên tiến. Chúng ta nên lựa chọn các loại bột ngọt có đã có thương hiệu như vậy thay vì mua các loại bột ngọt rẻ tiền không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bột ngọt chỉ là một loại gia vị sử dụng hàng ngày với liều lượng ít nên số tiền tiết kiệm được khi mua những loại bột ngọt không an toàn ấy không đáng kể, nhưng lại có thể gây hại cho sức khỏe đặc biệt là với trẻ em và người lớn tuổi. 

 

user
Võ Vi
Tôi là nam, 42 tuổi, bị cao huyết áp. Vậy có nên dùng thức ăn nêm thêm bột ngọt không BS?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Để hỗ trợ kiểm soát tốt huyết áp ở người bị tăng huyết áp cần giảm ăn mặn. Việc tiêu thụ nhiều natri là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp cũng như dẫn tới các biến chứng của tăng huyết áp như tai biến mạch máu não... Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 2000 mg natri. Trong trường hợp bị cao huyết áp nặng hoặc có kèm theo biến chứng phải ăn dưới 1600 mg natri. 

Một số thực phẩm có nhiều muối anh phải hạn chế ăn như: muối, nước mắm, nước tương, các loại thực phẩm muối phơi khô như mắm nêm, mắm ruốc, mắm thái, dưa muối, cà muối, cá khô, tôm khô...., đồ hộp. 

Lượng natri trong muối là nhiều nhất (1 gam muối có 400 mg natri), lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng 30% so với muối, đồng thời trong chế biến lượng bột ngọt sử dụng nhỏ hơn nhiều so với muối. Anh vẫn có thể sử dụng bột ngọt để chế biến món ăn.

user
HẠNH AN, quận 2
Thưa bác sĩ Ngọc Diệp, cho tôi hỏi có đúng là xìa nhiều mì chính sẽ bị đau đầu không. Liều lượng thế nào là hợp lý? Ví dụ bao nhiêu lít nước thì xài một muỗng hay nữa muỗng, cái này trên bao bì không có hướng dấn sd.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Một số rất ít người khi sử dụng nhiều bột ngọt xuất hiện các triệu chứng như mỏi gáy, nhức đầu, tê nhẹ môi lưỡi. Các triệu chứng này thường thoáng qua và có thể kéo dài đến khoảng 15 phút. Hầu hết người sử dụng bột ngọt không có biểu hiện này. 

Theo khuyến cáo của các cơ quan y tế và thực phẩm, bột ngọt an toàn cho sức khỏe của con người và hiện nay chưa đặt ra giới hạn liều dùng tối đa mỗi ngày. Để đảm bảo món ăn ngon, chúng ta có thể nêm nếm bột ngọt theo sở thích sao cho đạt được vị mong muốn, chúng ta có thể dùng khoảng 0,5 gam bột ngọt cho 1 kg thực phẩm hoặc 1 gam bột ngọt/người/ngày. 

user
Vy Oanh, Tân Bình,
BS cho tôi hỏi, tôi có thể dùng tảo biển hay bột cá biển để thay cho bột ngọt được không. Có đúng vị umami trong bột ngọt là chiết xuất từ tảo biển không
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Tảo biển, cá biển trong thành phần đều có axit glutamic là thành phần chính tạo ra vị umami, còn có tên là vị ngọt thịt. Em có thể sử dụng tảo biển, cá biển để chế biến món ăn để mang lại vị ngọt thịt. Bột ngọt được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là mía và khoai mì, nếu sản xuất từ tảo biển thì giá thành sẽ rất cao. 

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 13
 

user
Phương Hoa (Q7)
Thưa bác sĩ, tôi nghe nói trong bột nêm có chất siêu ngọt vì rõ ràng nêm bột nêm thì ngon hơn, ngọt hơn bột ngọt, điều này có đúng không?  Chất siêu ngọt này có hại cho sức khỏe không?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Siêu bột ngọt là gia vị bao gồm các chất điều vị chính là monosodium glutamate, disodium 5'inosinate và 5' disodium gluanylate. Cả ba chất này đều tạo ra vị ngọt thịt, tuy nhiên khi được sử dụng kết hợp với nhau sẽ tạo ra vị ngọt gấp nhiều lần so với chỉ dùng monosodium glutamate (bột ngọt) đơn lẻ, đây là lý do nhiều người gọi loại gia vị tổng hợp này là "siêu bột ngọt". Cả ba chất điều vị này đều được cơ quan quản lý y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm dành cho người. Một số bột nêm cũng có sử dụng hai chất disodium 5'inosinate và 5' disodium gluanylate trong thành phần, quý vị có thể yên tâm nêm nếm vào món ăn theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Khi sử dụng các gia vị trong thành phần có "siêu bột ngọt" liều lượng dùng sẽ ít hơn so với các loại bột ngọt thông thường. 

user
Nguyễn Thị Ba (50 tuổi, ở Long An)
Tôi bị tiểu đường tuýp 2 khoảng gần 1 năm. Xin BS cho biết tôi có được ăn các món canh, kho, xào… có sử dụng bột ngọt được không?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Chị bị đái tháo đường (tiểu đường) vẫn có thể ăn các món canh, kho, xào...khi chế biến các món ăn này chị lưu ý không dùng quá nhiều dầu mỡ, muối, ; không nêm đường vào các món ăn này để giúp kiểm soát đường máu, mỡ máu và huyết áp. Chị vẫn có thể sử dụng bột ngọt để chế biến món ăn.

Nếu món ăn ngon miệng, chị sẽ sống vui khỏe hơn. Chị chú ý duy trì chế độ ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng dành cho người đái tháo đường, kiểm soát cân nặng, vận động thể lực và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nội tiết.

Chúc chị có một đường huyết ổn định và sức khỏe tốt. 

user
Trần Thị Thanh Mai, 26 tuổi, ở quận 6, TPHCM
BS cho tôi hỏi, nhiều lúc tôi ăn hủ tiếu xong lát sau cái lưỡi có vị đắng. Vậy có phải chỗ nấu hủ tiếu dùng nhiều bột ngọt không hả BS? Nếu ăn hoài như vậy thì có ảnh hưởng sức khỏe về sau không vậy BS? Nhờ BS giải đáp giúp.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Trong trường hợp anh ăn hủ tiếu ở bên ngoài xong lưỡi có vị đắng có thể do thịt hoặc xương trong hủ tiếu không được tươi. Vị đắng ở lưỡi không phải là do trong hủ tiếu có nhiều bột ngọt. 

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 20
 

user
Trần Thị Phương Hà, nội trợ, quận 9
Tôi đang cho con ăn dặm theo kiểu Nhật, họ có nguyên tắc không cho bé ăn gia vị cho đến tháng thứ 9 hoặc 10. Mẹ chồng tôi phản đối điều đó và cho rằng cần phải cho bé ăn gia vị. Câu hỏi này không liên quan tới bột ngọt, nhưng rất mong bs cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Ăn dặm là quá trình tập cho trẻ trên 6 tháng tuổi làm quen với các loại thực phẩm để hướng tới một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng khi trẻ lớn hơn; đồng thời cung cấp thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của trẻ. Việc chuẩn bị bữa ăn dặm cho trẻ gồm đủ các nhóm thực phẩm: giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, rau và trái cây được áp dụng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Trẻ dưới 12 tháng không cần thiết phải nêm nếm gia vị trong các món ăn dặm nếu thực phẩm trong các món ăn này đã đủ đa dạng. Ví dụ nếu một chén bột đã có đủ thịt heo, bí đỏ, dầu ăn thì không cần thiết phải nêm muối, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm vì vị ngọt thịt đã có, vị mặn đã được hai thực phẩm chính là thịt và bí đỏ cung cấp. Trẻ chịu ăn và tăng trưởng tốt chính là câu trả lời cho việc thực hành ăn dặm đúng của các bà mẹ. Nêm ít gia vị còn giúp trẻ hình thành thói quen tốt là không ăn mặn để chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương, béo phì....

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 23 Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM. Ảnh: Huyền Vi

user
Phạm Công Khanh
Xin BS hướng dẫn sử dụng bột ngọt đúng cách? 
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Bột ngọt là một loại gia vị trong thành phần có chứa monosodium glutamate. Bột ngọt tạo ra vị ngọt thịt làm cho món ăn thêm ngon, kích thích tiết nước bọt khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Trong thành phần bột ngọt có sodium (natri) là một chất điện giải cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. 

 

Trong thực hành, dựa theo khuyến nghị của nhà sản xuất, để đảm bảo món ăn ngon, chúng ta có thể sử dụng 1 muỗng café bột ngọt (khoảng 4.5g) để chế biến một món ăn cho 5 người.

Đối với trẻ em, các nghiên cứu cho thấy trẻ em có thể chuyển hóa bột ngọt tương tự như người trưởng thành vì vậy có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ. Cần lưu ý không sử dụng bột ngọt để thay thế các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, với tất cả các loại gia vị, không riêng bột ngọt, không cần thiết phải nêm nếm nhiều gia vị trong các món ăn dặm nếu thực phẩm trong các món ăn này đã đủ đa dạng.

 

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 26

user
Ninh Hồng Phấn
Liều lượng nêm bột ngọt, bột nêm vào các món ăn như thế nào là thích hợp? Có khác nhau giữa các món xào, canh, kho không?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Khi nêm bột ngọt, bột nêm vào các món ăn về căn bản phải vừa với khẩu vị của người ăn. Về liều lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của vị giác từng người. Tuy nhiên, khi nêm nếm gia vị vẫn phải chú ý một số nguyên tắc chung như sau: 

1. Không nên ăn mặn.

2. Không sử dụng nhiều gia vị nếu không cần thiết. 

3. Trong một món ăn, chỉ cần nêm bột ngọt hoặc bột nêm để hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều natri.

4. Không sử dụng gia vị cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Hạn chế sử dụng gia vị đối với món ăn cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 29
  Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM. Ảnh: P.Tĩnh

user
Quân Ngọc Hùng (ĐH Tự Nhiên Tp.HCM)
Theo tôi hiểu bột ngọt chiết xuất từ mía hoặc khoai mì như vậy về nguồn gốc là không có gì là độc hại.Trong khi bột nêm dù quảng cáo là chiết xuất xương nhưng có thực sự như vậy không thưa bác sĩ? Nếu chiết xuất xương thì ăn bột nêm có tăng cường canxi trong cơ thể không? 
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Thành phần chính của hạt nêm là muối, bột ngọt, ngoài ra còn có thêm bột đạm, tiêu, tỏi... trên thị trường một số loại bột nêm còn bổ sung thêm một số chất khoáng như canxi, iot. Như vậy, hàm lượng canxi trong bột nêm không đáng kể vì vậy không thể coi hạt nêm là nguồn thực phẩm bổ sung canxi cho cơ thể. 

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 32
  Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM. Ảnh: P.Tĩnh

user
Nguyễn Văn Vĩnh (Củ CHi)
Thưa bác sĩ, phụ nữ có thai ăn bột nêm có bị quái thai không, tôi nghe chị dâu nói thông tin này mà rất hoang mang. VN đã từng có công trình nghiên cứu nghiêm túc ào về tác động của bột nêm lên cơ thể con người chưa?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Cho đến nay chưa có bất cứ ghi nhận thực tế, bằng chứng khoa học nào về việc ăn bột nêm gây quái thai, vì vậy em không cần lo lắng. Bột nêm là một loại gia vị thành phần chính có muối, bột ngọt, bột đạm, ngoài ra còn có tiêu, tỏi... giúp cho món ăn ngon nhưng gần như không cung cấp các chất dinh dưỡng. Vì vậy khi xây dựng chế độ ăn cho gia đình, đặc biệt phụ nữ mang thai, vẫn phải có đầy đủ các nhóm thực phẩm: nhóm thịt cá và các loại hải sản; nhóm đậu đỗ; nhóm dầu ă mỡ động vật; nhóm rau; nhóm trái cây và sữa.

Giao lưu trực tuyến: An toàn vệ sinh thực phẩm – Sử dụng bột ngọt an toàn ảnh 35
 Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM. H.Vi

user
bích hằng, quận 2
Thưa bác sĩ Ngọc Diệp, bác sĩ cho tôi hỏi, khi nấu ăn, khi đã dùng bột nêm nêm món ăn thì tôi có thể dùng thêm bột ngọt nữa không? Nếu đã nêm bột nêm mà nêm thêm bột ngọt thì sẽ thế nào?
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM.

Trong thành phần bột nêm đã có bột ngọt. Khi nấu ăn, chị đã nêm bột nêm thì không cần thiết nêm thêm bột ngọt. Nếu nêm rất ít bột nêm và món ăn chưa vừa miệng có thể nêm thêm bột ngọt.

Tuy nhiên, cần lưu ý  bột nêm, bột ngọt đều có chứa một hàm lượng natri nhất định chị cần cân đối giữa các loại gia vị này để tránh tình trạng ăn quá nhiều natri sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm