Ép khách du lịch mua hàng sẽ xử lý ra sao?

Nội dung này được quy định tại Nghị định 45/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Ngoài ra, theo Nghị định 45/2019, một số hành vi vi phạm phổ biến khác trong lĩnh vực du lịch cũng có thể bị xử phạt như:

• Không có nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000-500.000 đồng.

• Không kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh: Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

• Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch, không thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra: Phạt tiền 3-5 triệu đồng. 

• Không phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch: Phạt tiền 10-15 triệu đồng.

• Không áp dụng biện pháp bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch: Phạt tiền 15-20 triệu đồng.

Ngoài ra, với những hành vi vi phạm liên quan đến an toàn, sức khỏe và tính mạng của khách du lịch có thể bị đình chỉ hoạt động 1-3 tháng.

Các mức phạt nêu trên sẽ cao thêm gấp hai lần nếu do tổ chức thực hiện.

Bên cạnh hình phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung khác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm