Đối tượng tham dự hội nghị người lao động

Trước giờ tôi không hề được công ty phổ biến nội quy lao động, thỏa ước lao động… và cũng không được tham gia hội họp ở công ty. Được biết hằng năm các công ty đều tổ chức hội nghị người lao động (NLĐ) nhưng không rõ đối tượng nào được tham dự?

Nguyễn Tâm (nttmouse2005@...)

Ông NGUYỄN TẤT NĂM, Trưởng phòng Pháp chế, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, trả lời: Theo Thông tư liên tịch số 32 ngày 31-12-2007 của Bộ LĐ-TB&XH và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (hướng dẫn tổ chức hoạt động của hội nghị NLĐ trong công ty cổ phần, công ty TNHH), việc tổ chức hội nghị NLĐ trong công ty nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của NLĐ; tạo điều kiện để NLĐ được biết, tham gia ý kiến, quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ....

Nếu công ty có nhiều bộ phận thì công ty phải tiến hành hội nghị NLĐ ở bộ phận do trưởng bộ phận báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của bộ phận và tổ trưởng công đoàn bộ phận báo cáo việc thực hiện chính sách đối với NLĐ trong bộ phận và các dự thảo mới hoặc sửa đổi, bổ sung về các nội quy, quy chế, TƯLĐTT của công ty.

NLĐ tham gia ý kiến về các nội dung trên và bầu đại biểu dự hội nghị NLĐ công ty. Hội nghị NLĐ công ty bao gồm các đại biểu được bầu từ các bộ phận do giám đốc và chủ tịch công đoàn, đại diện ban chấp hành công đoàn công ty chủ trì để thảo luận về những nội dung tương tự như trên trong phạm vi của công ty và biểu quyết để ban hành nghị quyết của hội nghị.

Đối với công ty có dưới 100 NLĐ thì tổ chức hội nghị toàn thể. Ngoài ra, khi có những biến động lớn, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty, tác động trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong công ty thì giám đốc hoặc ban chấp hành công đoàn công ty có thể đề xuất việc tổ chức hội nghị NLĐ bất thường.

NHƯ NGHĨA ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm