Đối tượng đâm tử vong 2 “hiệp sĩ” là trộm hay cướp?

Vụ trộm xe SH tại cửa hàng thời trang trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận 3, TP.HCM) bị nhóm hiệp sĩ khoảng 8 người phát hiện, truy cản. Băng trộm bất ngờ dùng hung khí tấn công khiến 2 "hiệp sĩ" tử vong, bốn người khác trọng thương.

Sau khi sự việc đau lòng này xảy ra, rất nhiều người dân vô cùng phẫn nộ trước hành động táo lợn của những kẻ xấu và cho rằng đây là hành vi cướp giật chứ không còn là tội trộm cắp tài sản nữa.

Công an khám nghiệm hiện trường vụ án.

Luật sư Trần Mai Hạnh, đoàn Luật sư TP.HCMphân tích, trong trường hợp băng trộm hành hung nhóm hiệp sĩ để bỏ chạy thì hành vi của nhóm này đã cấu thành tội Trộm cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 là “hành hung để tẩu thoát” và tội Giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015.

Tại điểm 6.1 Khoản 6 Mục I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định: “Phạm tội thuộc trường hợp hành hung để tẩu thoát là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ, hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.”

Tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, sau khi đã tấn công vào nhóm hiệp sĩ mà băng trộm này vẫn cố chiếm đoạt chiếc xe thì hành vi của băng trộm đã đủ yếu tố để chuyển hóa từ tội Trộm cắp tài sản thành tội Cướp tài sản theo quy định tại Phần VII Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/04/1989 của HĐTP TAND tối cao.

Hiện trường vụ cướp. Ảnh: Zing

Cụ thể được quy định như sau: Thực tiễn xét xử cho thấy các Tòa án đã định tội không thống nhất đối với các trường hợp kẻ phạm các tội chiếm đoạt tài sản (như cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo) đã dùng bạo lực để chiếm đoạt cho bằng được tài sản định chiếm đoạt hoặc để tẩu thoát.

Nhiều Tòa án đã coi mọi trường hợp nói trên là cướp tài sản… ngược lại có Tòa án chỉ coi việc dùng bạo lực là tình tiết tăng nặng của việc chiếm đoạt chứ không kết án kẻ phạm tội về tội cướp tài sản… và Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thống nhất trong Nghị quyết:

Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản…

Trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhưng chủ tài sản họăc người khác lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội mà kẻ này dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm