Các doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí tư vấn luật ra sao?

Theo đó, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ được tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ đó.

Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên phù hợp thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật, các DN gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, nếu được cơ quan chức năng đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật thì các DN sẽ nhận được mức hỗ trợ cụ thể như sau:

- DN siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 3 triệu đồng/năm;

- DN nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhưng không quá 5 triệu đồng/năm;

- DN vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí nhưng không quá 10 triệu đồng/năm…

Theo quy định hiện hành, tiêu chí dùng để phân loại các DN siêu nhỏ được dựa trên số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng vốn hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề. Chẳng hạn, DN siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; tổng doanh thu của năm không quá 10 tỉ đồng; tổng nguồn vốn không quá 3 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm