Bình Định: Bao giờ xóa bẫy trụ điện giữa đầm?

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, giao thông đường thủy nội địa qua khu vực này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Hồ Thanh Bình (66 tuổi, một người dân ở xóm Cồn Chim) phản ánh: Sau các đợt lũ lụt, một số trụ điện cũ không còn sử dụng từ thôn Vinh Quang 2 vượt đầm Thị Nại qua xóm Cồn Chim của bà con chúng tôi đã bị gãy làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại bằng ghe thuyền của người dân. Đặc biệt, vào mùa mưa lũ khu vực này hay có thủy triều, nước dâng cao, chảy xiết, tàu thuyền ra vào xóm Cồn Chim không nhìn thấy những trụ điện đã bị ngập nước để né tránh, dễ dẫn đến tai nạn. Bà con rất mong các ngành liên quan sớm thu dọn, trục vớt những trụ điện trên để đảm bảo an toàn cho người dân.

Các trụ điện bị ngã và những biển báo có độ phản quang thấp. Ảnh: LỘC THU

Còn ông Trần Mỹ Thắng, một người làm nghề lái đò chở khách hằng ngày từ xóm Cồn Chim về thôn Vinh Quang 2 và ngược lại, cho biết cách đây không lâu một chiếc ghe chở khách của nhà ông trong lúc vượt đầm Thị Nại đã va vào một trụ điện bị gãy làm bể ghe. May mà người này được người trong xóm đưa thuyền ra ứng cứu kịp thời nên không xảy ra tai nạn chết người.

Một người dân ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn cho biết thêm: Bà con ở xóm Cồn Chim chủ yếu sinh sống bằng nghề làm hồ nuôi trồng thủy sản nên thường đem sản phẩm tôm, cua, cá… vượt đầm Thị Nại sang bán tại chợ Vinh Quang 2 vào lúc 3 giờ sáng. Ngoài ra, khu vực này còn có một số ghe thường xuyên đánh bắt thủy sản bằng nghề truyền thống vào ban đêm, do vậy những trụ điện bị gãy trên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người và phương tiện qua lại mỗi khi nước lớn và có gió mạnh. “Người dân địa phương chúng tôi đã nhiều lần phản ánh và sau đó Điện lực Tuy Phước đã kiểm tra, đồng thời cho lắp đặt khoảng 7-8 cọc tre kèm theo biển cảnh báo tại những khu vực có trụ điện gãy. Những cọc tre này chỉ cao hơn mặt nước khoảng 1,5 m và các biển cảnh báo lại có độ phản quang thấp nên gần như không có tác dụng vào ban đêm” - ông này thông tin thêm.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Hồ Quang Thịnh, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định, cho biết: “Hiện công ty đã lập phương án và có kế hoạch trục vớt, xử lý những trụ điện nói trên. Công ty phải chờ đến mùa khô năm 2019 mới làm vì đang bước vào mùa mưa, nước rất lớn. Riêng về vấn đề các biển cảnh báo có độ phản quang thấp, tôi sẽ chỉ đạo Điện lực Tuy Phước kiểm tra và khắc phục trong thời gian sớm nhất nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm