7 cách quản lý những nhân viên khó chịu

Sau đây là 7 cách bạn có thể cải thiện mối quan hệ với ngay cả những nhân viên khó chịu nhất:

7 cách quản lý những nhân viên khó chịu ảnh 1

1. Chấp nhận rằng bạn không thể làm bạn với tất cả nhân viên

 

Giáo sư ĐH Stanford, Robert Sutton đã chia sẻ với Harvard Business Review rằng: "Việc dành tình cảm quá nhiều do những nhân viên cấp dưới sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc của bạn”. Bởi khi đặt cảm xúc vào công việc quá nhiều, người quản lý lẫn các nhân viên có thể bị nhầm lẫn về vai trò, nhiệm vụ của nhau trong công việc. Do đó, tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách nhất định về mặt tình cảm với các nhân viên dưới quyền.

2. Tìm hiểu vì sao bạn không thích nhân viên đó

Có phải họ làm bạn khó chịu vì cách giao tiếp của họ? Họ công kích bạn quá nhiều hay có thể là không tích cực khi thảo luận công việc với bạn?

Hãy dành thời gian quan sát mối quan hệ của cả hai để tìm xem điều gì ở họ gây cho bạn cảm giác khó chịu.

Bạn không thể thay đổi cá tính của người khác nhưng có thể thay đổi cách ứng xử với cá tính đó. Đừng để cảm xúc che lấp đi khả năng lãnh đạo của bạn.

3. Quan sát cách người khác làm việc với họ

Quan sát xem những đồng nghiệp khác trong văn phòng ứng xử với nhân viên này như thế nào. Từ đây bạn sẽ nhận ra được rằng cả công ty hay chỉ mình bạn xung khắc với nhân viên đó.

Nếu mọi người đều không thoải mái với nhân viên đó thì bạn sẽ thu nhặt thêm những cách ứng xử phù hợp thông qua quan sát mọi người làm việc với nhau.

4. Duy trì sự tích cực với nhân viên

Nhân viên nào cũng muốn sếp thích mình. Do đó, bạn nên duy trì một mối quan hệ chân thành, chừng mực, chuyên nghiệp với ngay cả những nhân viên làm bạn khó chịu nhất trong công ty. Điều này sẽ giúp bạn tập trung nhiệm vụ trước mắt, cũng như ngăn chặn những mâu thuẫn trong tương lai.

5. Tập trung vào năng lực của nhân viên

Nếu bạn nghĩ rằng nhân viên này đủ tài năng để giữ họ lại thì hãy tập trung vào giá trị của họ hơn là những cảm giác khó chịu họ gây ra. Hãy tìm hiểu cách khai thác tốt nhất năng lực của cá nhân đó trong công việc.

Ví dụ, với một nhân viên ngạo mạn, thích chinh phục các thử thách thì hãy giao một lúc nhiều việc và yêu cầu họ thực hiện hoàn hảo. Điều này sẽ cho nhân viên đó cơ hội chứng tỏ bản thân mà bạn cũng thúc đẩy được năng suất của công ty.

6. Hãy thẳng thắn và cởi mở

Nếu cá tính của nhân viên đó gây ảnh hưởng đến toàn bộ đồng nghiệp như thái độ xấc xược, thường than vãn, trốn tránh nhiệm vụ thì hãy nói cho người ấy biết điều đó. Đừng để lòng tốt dẫn dắt bạn né tránh hoặc diễn dịch vấn đề lòng vòng. Ở góc độ quản lý, bạn nên chỉ thẳng ra từng vấn đề cụ thể và đề nghị vài giải pháp tích cực để cải thiện chúng.

7. Làm việc sát với họ

Cùng trong chia sẻ với Harvard Business Review, Sutton cho biết một nghiên cứu chỉ ra rằng các cá nhân cùng sát cánh thực hiện các dự án có xu hướng xích lại gần nhau hơn.

Do đó, bạn hãy làm việc gần hơn với những nhân viên trái tính, cho họ cơ hội để cải thiện những sai lầm nhằm giảm bớt cảm giác phiền nhiễu trong môi trường công sở với nhau.

Theo Lâm Nghi (INC/DNSG)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm