5 trường hợp được khai thác thông tin CCCD của người dân

Với mẫu thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip, toàn bộ các trường thông tin của công dân (họ tên, giới tính, quê quán…) sẽ được lưu trữ trên hệ thống dữ liệu điện tử của cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Bộ Công an vừa ban hành thông tư 59/2021, trong đó quy định chi tiết năm trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân, gồm:

- Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.

- Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Công dân được cung cấp thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

- Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc các trường hợp trên nếu có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Về thủ tục, cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong việc sử dụng thông tin khi được cung cấp.

Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ CCCD để cơ quan công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.

Làm CCCD, bao lâu người dân được nhận thẻ?
Làm CCCD, bao lâu người dân được nhận thẻ?
(PLO)- Khi làm thủ tục cấp căn cước công dân, nếu đăng ký trực tiếp đến nhận thẻ, công dân vẫn có thể giữ lại chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cũ còn thời hạn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm