Vớt cá chết để bán, dễ mang họa

Thời gian qua, tại một số vùng biển xảy ra tình trạng cá chết nhiều ở các biển. Nhiều người dân ở cạnh những vùng này thu gom mang đi bán. Việc thu gom cá chết ở một số vùng biển để bán để làm thực phẩm cho người là hết sức nguy hiểm. Vì cá chết hàng loạt có thể do bị nhiễm độc, nếu người dân ăn phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cá chết bất thường nếu thu gom mang đi bán sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh: CN

Bên cạnh cá chết ở một số vùng biển, tình trạng cá chết nhiều ở một số ao do người dân nuôi cũng xảy ra nhiều, việc cá chết hàng loạt do nhiều nguyên nhân như thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh những ao hồ nuôi, những ao hồ tự nhiên cũng có thể bị chết do ô nhiễm nguồn nước. Vì lợi nhuận nên một số người vớt cá chết ở những nơi này mang đi bán. Để người mua không biết một số người này dùng nước đá bỏ vào cá để cá cứng hơn và nói với người tiêu dùng là cá vừa chết.

Xử lý hành vi vớt cá chết bất thường lên bán

Theo luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết ,  một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 Luật An toàn thực phẩm, đó là: Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Kinh doanh thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Người vi phạm có thể sẽ bị xử lý hình sự về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” theo quy định tại điều 224 Bộ luật hình sự. Trường hợp,  chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi “Sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sản xuất, chế biến thực phẩm” – Điều 5 Nghị định 178/2013

Trường hợp kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thì bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định 178/2013. Ngoài ra người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do hành vi vi phạm gây ra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm