Vì sao ăn nhiều rau mỗi ngày lại ít trở bệnh nặng khi nhiễm COVID-19?

Các nhà khoa học đã xem xét mối liên hệ giữa chế độ ăn uống có tác động ra sao đến biến chứng COVID. Điều đầu tiên họ nhận thấy, thực phẩm bổ trợ rất nhiều cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đây là khởi đầu tốt cho việc giúp hạn chế bệnh COVID từ nhẹ chuyển sang nặng.

Một công bố vào tháng 5 trên Tạp chí Y khoa BMJ cho biết, các nhà khoa học đã nghiên cứu gần 3.000 người tại các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ. Những người này được ăn 2 chế độ gồm hoàn toàn thực vật hoặc rau với hải sản.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ăn chế độ ăn dựa trên thực vật có nguy cơ mắc COVID từ trung bình đến nặng thấp hơn 73% và đối với những người ăn chế độ ăn dựa trên thực vật và hải sản thì thấp hơn 59% so với những người người không tuân theo các chế độ ăn này.

Những người ăn một chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều protein có nguy cơ bị nhiễm COVID từ trung bình đến nặng cao gấp 3 lần so với những người ăn các món ăn hoàn toàn là thực vật.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến nghị, để tránh bị chuyển bệnh nặng do COVID thì cần có chế độ ăn nhiều loại trái cây và rau quả, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan, hay các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, kê, ngô. Mọi người nên ăn ít nhất 400 gam trái cây và rau mỗi ngày.

Video: Người mắc COVID-19 được phân tầng điều trị như thế nào?
Video: Người mắc COVID-19 được phân tầng điều trị như thế nào?
(PLO)- Hiện TP.HCM và các địa phương đang có hệ thống phân tầng điều trị COVID-19 tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguy cơ diễn tiến nặng của người bệnh. Người dân có được quyền chọn lựa tầng điều trị và cơ quan y tế dựa vào những tiêu chí nào để quyết định đưa người bệnh đi điều trị hay được cho cách ly tại nhà? Mời quý vị theo dõi giải đáp của các chuyên gia.
Theo DW

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm