Uống rượu giả, “banh” cả nội tạng

So với năm trước, năm nay tình hình ngộ độc rượu methanol tăng. Từ đầu năm đến nay có nhiều trường hợp người dùng rượu phải cấp cứu do uống quá nhiều rượu chứa nhiều methanol.

Các sản phẩm rượu giả không được kiểm soát trên thị trường hiện nay đa phần là loại rượu có pha chế thêm phẩm màu hoặc methanol, một loại dung môi phổ biến. Methanol là một chất dung môi công nghiệp thường xuất hiện trong nhiều chế phẩm như sử dụng để  làm dung môi dùng  lau kính xe, dung dịch tẩy rửa, làm lạnh, sản xuất sơn.  Nhiều người làm rượu giả dùng Methanol pha vào rượu để giảm giá thành, tăng dung tích rượu.

Rượu bán tràn lan trên thị trường khó kiểm soát chất lượng. Ảnh: Internet

Khi bị  ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp methanol hậu quả sẽ rất nặng nề. Đáng sợ nhất là tình trạng tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não, tổn thương nội tạng. Trường hợp nhẹ có thể  cho bệnh nhân  cấp cứu lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng tình trạng nặng sẽ khiến bệnh nhân sốc, huyết áp tụt, nhiều trường hợp phải thở máy, nhiều trường hợp bệnh nhân không thể cứu nổi, dẫn đến tử vong. Một số trường hợp cứu chữa được thì cũng có nguy cơ dẫn đến di chứng mù, giảm thị lực và mất trí nhớ,…

Uống phải rượu giả có nguy cơ dẫn đến tử vong. Ảnh: Internet

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai và thực hiện nghiêm các quy định về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rượu nói riêng; có giải pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

Bên cạnh đó các Bộ: Y tế, Công Thương khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rượu trên toàn quốc; hoàn thiện các văn bản quy định về quản lý đối với sản phẩm rượu, đặc biệt là rượu do dân tự nấu, tự chế biến, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm