Tại sao cá nóc cực độc lại trở thành đặc sản tại Nhật Bản?

Theo South China Morning Post , Cá nóc là loại cá cực độc, độc tố của một con cá nóc đủ giết chết tới 30 người, thế nhưng mặc dù chứa nhiều độc tố nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tại Nhật Bản cá nóc lại là một loại đặc sản.

Tại “xứ sở hoa anh đào” cá nóc có tên là Fugu được dùng là nguyên liệu chính để chế biến những món ăn cao cấp. Cá nóc chỉ xuất hiện trong những thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi mang tính quan trọng. Người dân Nhật Bản rất thích những món ăn được làm từ cá nóc, có đến 40 loại cá nóc được dùng để chế biến các món ăn tại Nhật Bản và người dân Nhật Bản tiêu thụ đến 10.000 tấn cá nóc mỗi năm.

Cá nóc trở thành đặc sản tại các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản. Ảnh: Internet

Đối với loài cá cực độc này, những đầu bếp chế biến cá nóc thành món ăn cũng không phải dễ dàng. Muốn trở thành đầu bếp được xẻ thịt cá nóc các đầu bếp tại Nhật Bản phải mất đến 2 năm đào tạo và 3 năm thử việc mới có được cấp bằng để chế biến cá nóc. Mặc dù cá nóc cực độc nhưng vì lý do tò mò “món ăn chết người” và cảm giác tê tê ở đầu lưỡi, khiến người dân Nhật Bản sẵn sàng chi ra số tiền hơn 200 USD để được trải nghiệm ăn thử thịt cá nóc.

Làn sóng xem cá nóc là đặc sản cũng lan đến Trung Quốc, và chính phủ nước này cũng mở cửa cho cá nóc vào năm 2016, để cho một số nhà hàng được phép hoạt động để thu thập dữ liệu thêm dữ liệu về thị trường cá nóc tại Trung Quốc.

Món sashimi làm từ thịt cá nóc có giá hơn 200 USD.

Để tránh trường hợp người dân bị ngộ độc do ăn cá nóc, vào năm 1993 bộ nông nghiệp Trung Quốc đã thành lập ra nhóm nghiên cứu để lai tạo ra giống cá nóc không chứa độc. Nhà hàng April Puffer là một trong số ít nhà hàng được chính phủ Trung Quốc cho phép kinh doanh cá nóc. Ngoài việc chuyên cung cấp những món đặc sản từ cá nóc, chủ của nhà hàng April Puffer ông Duan Ran cũng là một người chuyên bỏ sỉ cá nóc và là nhà nghiên cứu để tạo ra giống cá nóc không chứa độc.

Để được cấp bằng chế biến cá nóc đầu bếp phải mất 5 năm để học và thực tập

Theo Duan Ran, cá nóc chứa nhiều độc tố là do loài cá này ăn phải những loài tôm và những động vật giáp xác đã nhiễm tảo xanh khiến loài cá này mang trong mình độc tố. Cho nên những cá nóc từ thiên nhiên nhiễm độc tố là rất lớn. Để nuôi được cá nóc mà không nhiễm độc Duan Ran cho biết môi trường sinh sống của chúng phải được dọn sạch sẽ, ngư trường nuôi cá nóc phải tuyệt đối không có sự xuất hiện của những sinh vật nhiễm tảo xanh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm