Rước bệnh vì chỉ giấy... lau miệng

Để tiết kiệm chi phí nhiều tiêu dùng lẫn các hộ kinh doanh sử dụng giấy vệ sinh hoặc giấy ăn chất lượng kém, rẻ tiền cho mục đích lau miệng và lau bát đũa trước khi ăn. Người tiêu dùng tin rằng hai loại giấy này đều có chung quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng và mục đích sử dụng như nhau.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, mỗi loại giấy đều có một quy trình sản xuất và mục đích sử dụng khác nhau. Việc sử dụng giấy ăn kém chất lượng sẽ để lại lượng bụi giấy không nhỏ ở trên da. Nếu hít phải bụi giấy này sẽ làm tổn thương các phế nang và phổi.

Sử dụng giấy vệ sinh và giấy ăn không đảm bảo chất lượng cho mục đích ăn uống có thể gây ra các bệnh về hô hấp, da và mắt cho người dùng. Ảnh: PLO TV

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất ở hai quy trình khác nhau và chất lượng thành phẩm cũng khác nhau.

Giấy ăn được sản xuất từ các nguyên liệu gỗ, trúc, các loại cỏ… Còn giấy vệ sinh thông thường được các doanh nghiệp làm từ giấy tận thu hay còn gọi là giấy tái chế, một số ít sử dụng giấy nguyên thủy. Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel nhằm tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.

"Nếu chúng ta dùng giấy vệ sinh lau miệng, lau bát đũa trước khi ăn, các hạt bụi từ mủn giấy, vi khuẩn, tạp chất, hoặc hóa chất tẩy trắng độc hại trong chúng sẽ bám vào dụng cụ ăn uống, thức ăn và đi vào cơ thể của chúng ta. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể như hệ hô hấp, bệnh về da và mắt" - PGS-TS Thinh nêu rõ.

Không chỉ thế, việc sử dụng giấy ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh còn có nguy cơ khiến cơ thể hấp thụ những chân nấm độc hại, khuẩn cầu que,…gây bệnh viêm kết ruột, dẫn tới viêm ruột, thương hàn, kiết lỵ, viêm gan đối với những người sức đề kháng yếu.

"Để hạn chế bệnh tật từ giấy ăn, người dân cần từ bỏ thói quen sử dụng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau chùi đồ dùng ăn uống. Nếu ở nhà, hãy cố gắng dùng khăn ăn thay thế cho giấy, vệ sinh bát đũa và để khô ráo trước khi sử dụng. Người tiêu dùng không nên lựa chọn giấy không rõ nguồn gốc, thương hiệu, giấy có mùi quá thơm, giá quá rẻ…” - PGS-TS Thịnh khuyến cáo. Ông cũng đưa ra lời khuyên nếu người tiêu dùng thực hành việc rửa tay trước khi ăn thì vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà không cần dùng tới khăn giấy ăn.

Theo vị chuyên gia này, để nhận biết giấy ăn có an toàn hay không, người dùng có thể dựa vào màu sắc của giấy. Giấy ăn đảm bảo chất lượng thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách.

Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn hoặc những điểm đen trên giấy. Điều này là do các loại giấy phế phẩm thu hồi thường có nét mực trên đó, sau quá trình tái chế giấy không thể loại bỏ hoàn toàn chúng được.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.