Nước đá dùng liền: Khó phân biệt sạch và bẩn

Cảnh báo nước đá dùng liền bẩn

Sử dụng nước đá trở thành thói quen ăn uống của nhiều người dân. Chúng được coi như "công cụ" hỗ trợ giải khát. Nước đá dùng liền (nước đá) ở đây không bao gồm các loại nước đá được sản xuất để bảo quản thực phẩm hoặc dùng cho mục đích khác. 

Trong nhiều năm nay, vấn nạn nước đá bẩn luôn khiến người tiêu dùng lo lắng bởi không thể nào phân biệt của được đâu là nước đá sạch và đâu là nước đá bẩn.

Bộ Y tế đã quy định nước đá dùng liền được coi là sạch khi chúng đảm bảo ba yếu tố từ nguồn nước làm đá, máy móc sản xuất và việc đóng bao bì phân phối. Nguồn nước phải được kiểm nghiệm, máy móc hiện đại, bao bì để đá phải là bao kín PE, trong suốt quá trình vận chuyển đến các điểm bán phải đảm bảo không thủng vỡ và bảo quản lạnh.

Nước đá đựng trong bao đan bằng sợi PP và vận chuyển trên phương tiện không đảm bảo an toàn. Ảnh: Ban An toàn thực phẩm TP.HCM

Tuy nhiên vì lợi nhuận nhiều cơ sở sản xuất nước đá không đáp ứng được các yêu cầu trên, ngay cả khâu phân phối cũng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tác hại của nước đá bẩn

Việc sử dụng nước đá bẩn mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Theo Ban An toàn thực phẩm TP.HCM các xét nghiệm đã chỉ ra rằng, nước đá bẩn dễ nhiễm vi khuẩn E.coli, Coliforms, Feacal streptoccoc có thể gây bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số gây suy thận, nhiễm khuẩn đường huyết.

Riêng vi sinh Pseudomonas aeruginosa (còn gọi trực khuẩn mủ xanh) có trong nước đá bẩn nếu xâm nhập vào phổi, thận, đường tiết niệu... còn gây tử vong. Ngoài ra các chất hữu cơ trong nước đá bẩn do các kim loại nặng: chì, thủy ngân, asen…các chất phóng xạ, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu… có khả năng gây bệnh ung thư thậm chí là các ký sinh trùng: giun, sán… rất dễ xâm nhập trong các nguồn nước bẩn để sản xuất nước đá.

Lời khuyên

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết khẳng định rằng nguồn nhiễm vi khuẩn gây hại có thể đến từ bất kỳ khâu nào trong cả chuỗi cung cấp nước đá như: nguyên liệu, dụng cụ làm đá, khâu vận chuyển, bảo quản,...

Thêm vào bằng mắt thường rất khó để nhận biết nước đá có sạch hay không bởi nước đá không màu, không mùi, không thể dùng mắt nhìn hay mũi ngửi để đánh giá như những loại thực phẩm khác.

Người dân nên lựa chọn mua đá tại cở sở uy tín, bao bì chất lượng để giảm thiểu trình trạng sử dụng nước đá bẩn. Ảnh: Internet

Do đó Ban An toàn thực phẩm TP.HCM đưa ra lời khuyên: "Người tiêu dùng nếu có nhu cầu sử dụng nước đá dùng liền nên mua đá tại các cơ sở sản xuất nước đá được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và có xét nghiệm định kỳ về nguồn nước sử dụng và sản phẩm nước đá theo quy định".

Ngoài ra cũng cần lưu ý chọn mua đá sạch, dùng trong ăn uống là loại đá phải được đựng trong bao bì kín, hợp vệ sinh, có đầy đủ nhãn mác, tên nhà sản xuất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm