Những thực phẩm dễ gây bệnh vì chế biến sai cách

Việc ăn uống tưởng chừng đơn giản và dễ dàng nhưng ăn thế nào để đầy đủ dinh dưỡng, có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe lại là vấn đề lớn. Theo tổng hợp từ CNN thì những thực phẩm phổ biến dưới đây cho thấy bạn đang ăn sai cách, làm mất đi giá trị dưỡng chất thực của chúng.

1. Trà đen

Thông thường khi uống trà, chúng ta thường uống chung với sữa vì tin rằng điều này sẽ tăng gấp đôi lợi ích giúp hoạt động tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho sữa vào trà đen không ảnh hưởng đến các chất chống ôxy hóa trong trà nhưng điều này khiến chúng ta không thu được bất kỳ lợi ích nào cho tim mạch mà ta vẫn thường kỳ vọng. Thêm vào đó protein trong sữa có thể gây kết tủa với chất catechin trong trà, cản trở sự hấp thụ và gây khó tiêu.

2. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa vitamin C, chất diệp lục, chất chống ôxy hóa và các hợp chất chống ung thư. Một nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2009 cho thấy rằng để giữ được những lợi ích sức khỏe như vậy, hấp là phương pháp nấu ăn tốt nhất. Các phương pháp thông thường như luộc chín kỹ, xào sẽ làm thất thoát một lượng lớn các dưỡng chất có trong món ăn.

3. Dâu tây

Chúng ta thường cắt dâu tây thành những miếng nhỏ, hoặc xay nhuyễn để ăn cùng với sữa chua nhưng điều đó càng làm mất đi giá trị dinh dưỡng của dâu. Kristy Del Coro, nhà dinh dưỡng cấp cao cho SPE Certified, giải thích rằng một số chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C, chất chống ôxy hóa nhạy cảm với ánh sáng trực tiếp. Khi bạn cắt dâu tây, vitamin C trong quả sẽ tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp làm yếu tố dinh dưỡng thất thoát đi. Do vậy bạn chỉ cần rửa sạch dâu tây và ăn cả quả, vừa giữ được vitamin và cả chất xơ trong trái cây.

4. Tỏi

Tỏi băm nên để ra ngoài không khí khoảng 10 phút trước khi sử dụng. Ảnh: Internet

Không giống như vitamin C, chất allicin - enzyme chống ung thư được tìm thấy trong tỏi thực sự có lợi khi nó tiếp xúc với không khí. Chuyên gia dinh dưỡng Sara Haas đồng thời là người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn kiêng khuyên chúng ta nên để tỏi băm ra ngoài không khí khoảng 10 phút trước khi dùng chúng, điều này sẽ làm cho các dưỡng chất hoạt động một cách tối đa.

5. Ngũ cốc và đậu

Đậu và ngũ cốc nguyên hạt (loại bỏ lớp vỏ cám) có chứa các vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa sẽ được hấp thụ cho cơ thể một cách tự nhiên, hiệu quả.

Chất chống ôxy hóa phytates sẽ được giải phóng khi hạt ở trong trạng thái mọng nước. Chúng ta nên sử dụng hạt đậu ngâm nước qua đêm để giúp giải phóng phytates hiệu quả. Điều này còn giúp cho việc hấp thụ các chất kẽm, sắt một cách tối đa, có lợi cho đường tiêu hóa.

6. Sữa chua

"Phần sữa chua nổi được dính trên nắp hộp mà chúng ta thường bỏ đi thực chất chứa rất nhiều protein và vitamin B12, cùng các khoáng chất như canxi và phốt pho...” - chuyên gia dinh dưỡng Sara Hass chia sẻ.

Một điều cần lưu ý khác là: Bạn sẽ không có được lợi ích từ sữa chua probiotic nếu bạn dùng chúng trong nấu nướng như ướp thịt cừu hay làm cà ri gà... vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy những dưỡng chất có trong sữa chua.

7. Cà chua

Hass nói rằng: “Cà chua tươi, chín mùi giúp tăng hương vị cho salad và bánh mì. Nhưng nếu bạn muốn hấp thụ lycopene, chất dinh dưỡng có đặc tính chống ung thư và bệnh tim, thì bạn nên nấu chín chúng".

Theo các nhà nghiên cứu, họ nhận thấy rằng hàm lượng chất chống ôxy hóa của cà chua tăng lên khi chúng được nung nóng đến khoảng 190 độ F (khoảng 88 độ C).

8. Thịt nướng

Tanya Zuckerbrot, một chuyên gia dinh dưỡng tại TP New York (Mỹ), cho biết mọi người đều thích ăn thịt nướng vào mùa hè, nhưng hãy thận trọng bởi thịt nướng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Viện Ung thư Quốc gia cảnh báo hai chất có thể gây ra ung thư - hydrocarbon thơm đa hình (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) - được hình thành khi thịt được nấu chín bằng các phương pháp nhiệt độ quá cao. Cô khuyên nên nấu thịt ở nhiệt độ an toàn theo khuyến cáo của tổ chức y tế.

9. Măng tây

Măng tây không nên nấu chín bằng lò vi sóng. Ảnh: Internet

Theo Zuckerbrot thì một nghiên cứu trên tạp chí Acta Agroculturae Scandinavica nhận thấy phương pháp nấu chín măng tây bằng lò vi sóng sẽ làm giảm lượng vitamin C của thực vật vì chất dinh dưỡng tan trong nước.

Thay vào đó, chúng ta nên hấp hơi nhanh hoặc xào và tận dụng luôn nước chảy ra từ măng tây còn sót lại trên chảo vì nó thực sự giàu vitamin và khoáng chất.

Những thực phẩm dễ gây bệnh vì chế biến sai cách ảnh 3

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm