Những chất bảo quản độc hại không được ghi trên nhãn

1. Chất chống cháy: Có trong các loại nước ngọt, một số loại nước đóng chai, nước ép… Nó là dầu thực vật brom, gọi là BVO, chủ yếu được dùng để nhựa không bị bắt lửa. Ngày nay nó được cho vào nước để ngăn các hóa chất tách khỏi dung dịch. BVO có thể tạo ra chứng ngộ độc, bao gồm rối loạn thần kinh, tâm thần, tổn thương da, mất trí nhớ…

2. Hóa chất sơn: Các loại kem dùng ăn xà lách hoặc cho vào cà phê, kem có thể chứa một lượng hóa chất trong sơn nhất định. Titanium dioxide là thành phần của nguyên tố kim loại titan, một chất được khai thác đôi khi nhiễm phải chì độc hại. Ngành công nghiệp thực phẩm đã cho nó vào rất nhiều sản phẩm nhằm để có màu trắng hơn. Titanium dioxide thường được dùng trong sơn và kem chống nắng. 

3. Bột gỗ: Dù không độc, bột gỗ cũng không phải là thứ nên ăn và cơ thể con người không thể tiêu hóa được. Nhưng các loại bột chủ yếu từ gỗ và bông đang được cho thêm vào một số loại thực phẩm như pho mát để giữ các sợi dính lại với nhau. Nó cũng có trong kem.

Những chất bảo quản độc hại không được ghi trên nhãn ảnh 1

4. Borax: Đây là chất thường dùng làm sạch nhà, thường được ghi là chất E 285. Nó cũng được dùng làm chất bảo quản trong trứng cá muối. Dù E 285 bị cấm ở Mỹ, trứng cá muối ở các nơi khác có thể vẫn còn dùng.

5. Silicone: Đây là loại silicone thường dùng để phẫu thuật bơm ngực. Và các loại gà rán bán sẵn thường chỉ có 50% là thịt gà thực sự. Còn lại có thể là Dimethylpolysiloxane có trong dầu chiên để ngăn dầu bắn ra, nổi bọt.

6. Butylated hydroxytoluene (BHT): Đây là chất chống oxy hóa, được dùng để giữ thực phẩm tươi lâu hơn, đặc biệt là các loại ngũ cốc dành để ăn sáng. Nó cũng là hóa chất được dùng trong xăng máy bay.

7. Silicone Dioxide: Có tính chất như một loại cát để hút ẩm, tránh thực phẩm bị nhão, dính vào nhau. Nó thường được cho vào các loại súp, kem cà phê, muối.

8. Thành phần tẩy rửa toilet: Sodium bisulfite, chất thường được dùng để kéo dài thời hạn thực phẩm, tránh bị đổi màu, cũng là chất hay được dùng trong các loại nước tẩy rửa toilet. Nó cũng hay được cho vào trái cây để giữ màu tươi, cho vào rượu để chống vi khuẩn và có thể ở trong khoai tây chiên, nước chanh đóng chai… Dù thường an toàn với đa số người dùng, một số lại bị hen suyễn nặng khi dùng phải chất này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm